Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại lớp 3-4 tuổi trường Mầm non Tiền Phong
* Biện pháp cũ thường làm
- Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn, yêu thương, tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục.
- Giáo viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Giao tiếp cởi mở, thân thiện với trẻ và phụ huynh, tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến trường, đến lớp.
- Môi trường lớp học thường xuyên được cải tạo và làm mới theo tiêu chí xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Đồ dùng, đồ chơi phong phú về chủng loại, hấp dẫn thu hút trẻ đến trường.
* Nhược điểm của biện pháp cũ:
Giáo viên gắn tiêu chí lớp học hạnh phúc vào thực tiễn còn lúng túng. Một bộ phận giáo viên cao tuổi hay mới vào nghề còn ngại đổi mới môi trường trong và ngoài lớp học, chưa biết cách thay đổi cách thể hiện cảm xúc, ứng xử với trẻ.
Giáo viên áp lực về số lượng trẻ trong lớp đông nên cách ứng xử của cô với trẻ trên lớp học chưa thân thiện, gần gũi. Việc tìm hiểu đặc điểm riêng của từng trẻ trong lớp còn mờ nhạt dẫn đến việc quan tâm đến cảm xúc của trẻ chưa tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại lớp 3-4 tuổi trường Mầm non Tiền Phong
Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng, lớp học phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được tâm lí thoải mái khi đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Đối với trẻ mẫu giáo lớn 3-4 tuổi thì hạnh phúc rất đơn giản, trẻ hạnh phúc là khi được đáp ứng các yêu cầu: Được ăn uống đúng giờ, được ngủ đủ thời gian phù hợp với lứa tuổi, được tự do vui chơi theo ý mình, được phép thể hiện cảm xúc của mình, được lựa chọn, được lắng nghe, được yêu thương vô điều kiện. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến và khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và sự nhớ nhung nếu không đến lớp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với sự phát triền và thành công của trẻ, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài“Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại lớp 3- 4 tuổi A3 trường mầm non Tiền Phong”. 6. Mục đích của biện pháp sáng kiến * Đối với giáo viên: Nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa. Có năng lực chuyên môn và có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Giúp cho giáo viên có biện pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Tìm hiểu thực trạng lớp học mầm non hiện nay, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngại nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm, rụt rè. Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. - Có ý thức hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau giữa động nghiệp với mọi người xung quanh và nhất là với trẻ. - Có năng lực chuyên môn, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có cảm hứng và biết truyền cảm hứng trong mọi hoạt động hàng ngày với trẻ. - Phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn. - Trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau. - Tôi luôn tạo có cơ hội cho trẻ thể hiện và được công nhận giá trị bản thân trẻ. 7.1.2. Biện pháp 2: Trang trí, xây dựng môi trường lớp học thân thiện hạnh phúc vui vẻ gần gũi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo. Trang trí, mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trong một không gian nhất định. Đối với mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ. Từ đó, tôi đã trang trí và xây dựng các góc chơi ở lớp mình một cách sáng tạo theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay đổi nội dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh hoạt, sáng tạo, phát huy tài năng của mỗi trẻ. Hình ảnh các thông điệp yêu thương đặt ở cửa lớp học và bên ngoài hành lang Trong lớp tôi thiết kế những bồn cây, chậu cây xanh vừa tầm với trẻ để trẻ có thể tự tay tưới nước, nhặt những chiếc lá già hoặc lau lá cho cây. Ngay cả những nơi như nhà vệ sinh tôi cũng thiết kế những hình dán đẹp mắt, ngộ nghĩnh như: Ông mặt trời, nàng tiên cá, những chú cá với đủ sắc màu xinh xắn và không thể thiếu những chậu cây xanh trong đó để khi trẻ bước vào lớp sẽ cảm nhận được một môi trường xanh - sạch - đẹp. ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết. Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe. Không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết, để trẻ tự giải quyết tình huống. Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời. không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng. Ví dụ: * Giờ đón trẻ: Thông thường ở lớp học mầm non truyển thống chỉ có hành động cô chào các con, con khoanh tay chào cô và chào bố mẹ. Nhưng bây giờ để tạo cảm xúc vui vẻ hạnh phúc cho các con tôi đã thiết kế bảng chào hỏi tại cửa lớp. Các con khi vào lớp sẽ tự mình chọn cách chào hỏi trong “menu chào hỏi” với các biểu tượng ôm, hôn, bắt tay, đập tay, chạm tay. Nhìn con thơ chủ động vươn người lên đập tay, nhí nhoáy lắc mông hoặc sà vào lòng cô giáo khi vừa đến cửa, các phụ huynh cũng nhoẻn miệng cười yên tâm rời lớp. Từ đó tôi cảm nhận được sự hào hứng, vui vẻ của trẻ hạnh phúc khi vào lớp. Còn bản thân tôi không cảm thấy mệt mỏi và thấy vui hơn mỗi ngày đến lớp. Đầu giờ sáng tôi được các bạn nhỏ quấn lấy để ôm tôi cảm thấy rất vui. Khi trao cho trẻ niềm vui thì mình sẽ nhận được gấp bội. Lớp tôi có 23 trẻ thì tôi nhận được 23 niềm vui như thế và hơn thế nữa. Những điều đó vượt qua cả giá trị vật chất hay tiền bạc. Không chỉ vậy phụ huynh khi gửi trẻ cũng sẽ cảm thấy được yên tâm hơn và đó cũng là điều hạnh phúc của tôi. Hình ảnh bé lựa chọn “ Menu chào hỏi” buổi sáng khi tới lớp. việc hàng ngày và như được tái tạo năng lượng sáng tạo. Những điều tâm huyết mà mình bỏ ra thì điều trước tiên được nhất là trẻ vui vẻ và được phụ huynh ghi nhận. Đó là điều tôi cảm thấy vui nhất mà cũng đền đáp xứng đáng nhất. Mỗi ngày đến trường nhìn thấy trẻ cười, chơi vui. Đặc biệt khi nhìn thấy các bé nằm ngủ tôi thấy bình yên vô cùng. Để có được nhứng lớp học hạnh phúc, học sinh vui vẻ thì việc đầu tiên là chính các giáo viên khi đến lớp cũng phải được vui vẻ hạnh phúc. 7.1.4. Biện pháp 4: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm, tham gia các hoạt động ngoài giờ. Môi trường lớp học hạnh phúc là trẻ phải được tham gia trải nghiệm nêu ý tưởng, được trải nghiệm, thực hành, được khám phá, được chia sẻ và tôn trọng. Vì vậy tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia cùng cô, sưu tầm, chuẩn bị học liệu, cùng cô làm đồ chơi, cùng cô trang trí Thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động của lớp càng nhiều càng tốt. Đây là cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó giúp trẻ nâng cao khả năng sáng tạo. Ví dụ: Đối với học liệu, đồ dùng đồ chơi: Trẻ cùng cô tham gia chuẩn bị. Cô chuẩn bị các hộp học liệu, đánh dấu kí hiệu riêng cho từng loại học liệu khác nhau để trẻ có thể sưu tầm, tự phân loại vật liệu theo nhóm cô đã chuẩn bị. Trẻ cùng cô trang trí tranh chủ đề. Để chào mừng ngày Giáng Sinh tôi hướng dẫn trẻ tự in, vẽ, cắt, xé hình, gấp cây thông, gấp ông già noel bằng giấy màu, gói quà để trang trí lớp ...Trong ngày Noel, tôi cho trẻ làm những chiếc bánh quẩy bằng bột mỳ, sau đó trẻ được cùng cô rán bánh và thưởng thức ngay tại lớp. Trẻ đang thực hành lau lá bánh Trẻ đang thực hành gói bánh Chưng Bé vui với không khí Tết cổ truyền Cô và trẻ cùng nhau gói bánh Chưng trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ và việc tạo môi trường ở lớp tôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể: a. Đối với trẻ: Hình thành cho trẻ những mối quan hệ gần gũi yêu thương tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội, phát triển kiến thức về môi trường xung quanh và những kinh nghiệm trong đời sống, đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và đáp ứng nhu cầu trẻ. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học mà chơi, chơi mà học, được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng. khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt thể hiện rõ và tích cực. Cụ thể được thể hiện trong bảng tổng hợp so sánh đầu năm khi chưa áp dụng biện pháp và cuối năm sau khi áp dụng biện pháp: (Số trẻ áp dụng là 23 trẻ) Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng STT Nội dung khảo sát Đầu Cuối Tỷ lệ % Tỷ lệ % năm năm 1 Sự tự tin của trẻ khi tới trường 12 52.1% 22 95.7% 2 Trẻ hứng thú với các hoạt động 9 39.1% 21 91.3% Thể hiện trạng thái 10 43.47% 23 100% 3 cảm xúc tích cực Hợp tác, hòa đồng 13 56.5% 23 100% 4 cùng cô và các bạn b. Đối với giáo viên: Xác định được vai trò định hướng các hoạt động cho trẻ, luôn tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và độc lập, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ; có kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc. Chủ động, mạnh dạn, tự tin, có nhiều kinh nghiệm cho bản thân được rèn luyện các kỹ năng vẽ, tạo hình và kiến thức kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ. Tôi thực sự yêu thích và say mê nghiên cứu, tìm tòi, thiết kế, sáng tạo các góc chơi theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm, đồ dùng học liệu và hình thức trang trí các
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx