Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ MGL 5-6 tuổi trong trường mầm non
“ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước.
Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những
đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi
xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe,
vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp
tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng
mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân
tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”
Chính vì vậy môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò – sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh. Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ. Tôi cần tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc.
Có một điều rất giản dị và không khó để nhận ra: Những đứa trẻ hạnh phúc lớn lên trở thành những người hạnh phúc, nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc và cứ thế tạo ra những thế hệ hạnh phúc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ MGL 5-6 tuổi trong trường mầm non
2. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 5-6 tuổi - Phạm vi nghiên cứu: Lớp MGL 5-6 tuổi trong trường mầm non. - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022 – 2023 Đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt vô cùng “giận dữ” khi các con chưa ngoan đùa nghịch, tranh giành, đánh nhau, không giữ nề nếp lớp học, không chú ý nghe cô giáo hướng dẫn, ngồi trong chưa chú ý nên tôi đã kỷ luật trẻ..v.v.. Tôi lặng xuống và đặt câu hỏi: Liệu rằng những đứa trẻ của mình có hạnh phúc không khi luôn bị ép theo khuôn mẫu như thế? Từ đó, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc. Với tôi lớp học hạnh phúc là nơi nuôi dưỡng cho trẻ những cảm xúc tích cực. Ở đó trẻ được quan tâm, chia sẻ, yêu thương, được sáng tạo trong thế giới quan của riêng mình. Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” Năm học 2022-2023 Tôi phụ trách là lớp 5 tuổi A4 với 43 trẻ, trẻ ở cùng một độ tuổi nên tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy trẻ có các kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin năng động, sáng tạo và thể hiện hết khả năng cuả mình trong các hoạt động học, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động vui chơi, đặc biệt là giáo dục trẻ có kỹ năng tự tin vào bản thân. Để thực hiện được mục tiêu đó, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình. Tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 1.Thuận lợi: - Xây dựng cơ sở vật chất: nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, lớp học rộng rãi, thoáng mát. - 100 % nhóm lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị học tập. - Tập thể giáo viên trong lớp luôn nhiệt tình, yêu nghề, hết lòng vì trẻ thơ. - Trẻ đi học đều - Về phía phụ huynh: Đa số mỗi gia đình có từ một đến hai con, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí được nâng cao hơn. 2. Khó khăn: - Lớp có 2 GV, số trẻ ra lớp đông nên giáo viên gặp khó khăn trong việc bao quát trẻ. - Hầu hết trẻ là học sinh mới chuyển từ tư thục sang. Các con chưa quen cô, bạn và môi trường lớp học mới. Nhiều bạn còn khóc khi tới lớp. - Một số trẻ tình cảm và kĩ năng xã hội còn hạn chế, chưa biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, chưa nhận diện được cảm xúc của mình và cả người khác nên dẫn đến hành động chưa đúng. Từ đó gây nên những cảm xúc và hành động tiêu cực. - Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. 4. Các biện pháp: 4.1. Biện pháp 1: Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ * Mục đích: - Đảm bảo môi trường giáo dục an toàn về tinh thần. - Cô và trẻ hiểu nhau. Trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cô. - Trẻ được tôn trọng cảm xúc. Cô và trẻ luôn duy trì trạng thái cảm xúc tích cực. * Cách tiến hành: Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc ” trước hết là giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy để trẻ lớp tôi cùng cô xây dựng được một lớp học hạnh phúc nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi đã: - Bản thân tôi không ngừng học tập để phấn đấu, luôn duy trì cảm xúc tích cực; - Học tập các phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn; - Trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau; Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ thể hiện và được công nhận giá trị bản thân. Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó. Còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Khái niệm “Tôn trọng”, “Cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi mầm non. Những buổi đầu khi có học sinh tôi gặp không ít khó khăn vì chưa quen nếp của trẻ, trẻ nghỉ dịch lâu nên các kỹ năng đơn giản nhất trẻ không đạt, rồi tính cách trẻ khác nhau Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ rồi tính cách trẻdần dần tôi quen nếp của trẻ và trẻ bước đầu theo nếp của cô. Cứ như vậy qua mấy tháng đầu năm học tôi đã hiểu hết tính của trẻ. Tôi đánh giá sự tiến bộ * Cách tiến hành: - Mỗi đứa trẻ có thể có rất nhiều cảm xúc khác nhau: Vui, buồn, tức giận, hối hận, biết ơn.... - Bên cạnh cảm xúc tích cực còn có những cảm xúc tiêu cực. Nếu tích tụ lâu ngày dẫn đến mất cân bằng cảm xúc. Nếu trẻ không biết nhận diện , không gọi tên được cảm xúc sẽ dẫn đến trẻ có những hành động sai, không phù hợp với hoàn cảnh và những người xung quanh, gây ra cảm xúc tiêu cực cho chính mình và người khác. - Thông qua nhân vật trong những câu chuyện, tôi giúp trẻ gọi tên được cảm xúc. Đó là cảm xúc gì? Khi nào ta có cảm xúc đó? Và chúng ta hành động như thế nào khi có loại cảm xúc này? (Hình ảnh2) VD: Trong câu truyện thỏ con không vâng lời. Bạn thỏ con đã rất sợ hãi khi bị lạc và hối hận khi không nghe lời mẹ dặn. Chính vì vậy khi được bác gấu dẫn về nhà bạn thỏ đã biết nhận lỗi và xin lỗi mẹ của mình. - Qua đây trẻ nhận diện được cảm xúc sợ hãi, hối hận. Ai cũng có lúc mắc sai lầm nhưng điều quan trọng là mình phải biết nhận lỗi, sửa lỗi và đừng bao giờ lặp lại sai lầm đó nữa. +Ở lứa tuổi này trẻ hay ganh tị khi bạn có đồ chơi mới hoặc được hơn mình. Cô sẽ dẫn dắt câu truyện “Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn” và chia sẻ với trẻ. Chính vì mẹ kế ganh tị với sắc đẹp của Bạch Tuyết nên đã tìm cách hại Bạch Tuyết nhiều lần. Nhưng cuối cùng bà vẫn không phải là người đẹp nhất, bà cô đơn không có bạn bè và bị tất cả mọi người ghét. Từ đó cô giúp trẻ nhận ra rằng hãy hài lòng với những gì mình đang có, ganh tị sẽ không bao giờ hạnh phúc. *Nắm bắt cảm xúc của trẻ qua cây “Hạnh Phúc” (Hình ảnh 3) - Các con sẽ nhờ cô ghi giúp những cảm xúc (lí do tại sao có cảm xúc này), những việc tốt, những việc làm mình vui, hạnh phúc, những mong muốn và cả những điều không vui trong ngày vào giấy sau đó tự mình treo lên cây. Từ đó cô nắm bắt được và gỡ rối cảm xúc cho trẻ, giải đáp những khúc mắc trong lòng trẻ, hướng trẻ đến suy nghĩ phải làm gì, hành động như thế nào để đạt được mong muốn của mình, hướng trẻ đến cảm xúc tích cực. VD: + Bạn Khang chia sẻ được tưới cây cùng cô và các bạn rất vui. + Bạn Gia Khiêm chia sẻ mình không thích đến lớp vì hay bị bạn Minh trêu. VD: Bạn Trang cảm thấy buồn vì không được lên tập mẫu trong giờ thể dục. + Cô sẽ nói chuyện với bạn sau đó thỏa thuận cùng lớp: - Các con có biết tại sao cô hay mời bạn Phương và bạn Chi lên tập mẫu trong giờ thể dục không? Đúng rồi! Vì các bạn tập đều đẹp và đúng theo nhạc. Hơn hoạt động, nuôi dưỡng, lan tỏa những cảm xúc tích cực, loại bỏ những cảm xúc gây khó chịu cho trẻ. Từ đó nó góp phần không nhỏ cho việc giúp trẻ hạnh phúc. 4.3. Biện pháp 3: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động. * Mục đích: + Giúp trẻ cảm nhận được sự gần gũi yêu thương với cô và các bạn + Giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp với tinh thần vui vẻ, háo hức. + Phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui tươi. Vì vậy trẻ sẽ không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh phúc khi được tham gia cào các hoạt động. * Cách tiến hành: Hoạt động học là một trong những hoạt động chủ đạo trong một ngày của trẻ ở trường MN. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú trong mỗi hoạt động học, thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những phương pháp mới. Đặc biệt là ứng dụng Steam vào các môn học để giảng dạy. Tôi áp dụng phương pháp “học qua chơi” lồng ghép các trò chơi vào trong các hoạt động, phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân từng trẻ, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui tươi. Vì vậy trẻ sẽ không cảm thấy mình bị áp lực, và hạnh phúc khi được tham gia cào các hoạt động. *Với hoạt động tạo hình: Ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch họat động tôi đã luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới nội dung bài dạy. Làm sao để môn tạo hình là một môn giúp trẻ khơi dậy óc sáng tạo và giúp trẻ thích thú mỗi khi học. Ngoài các tiết dạy vẽ theo trương trình tôi luôn cố gắng giúp trẻ phát huy sức sáng tạo của mình bằng cách cho trẻ tạo hình từ các nguyên kiệu tự nhiên sẵn có trong trường như lá cây, cành cây hoặc những vật dụng tái chế như thìa sữa chua, khay đựng trứng, bìa carton(Hình ảnh 5) Ngoài ra tôi còn ứng dụng phương pháp steam vào môn học tạo hình, giúp trẻ hoạt động theo nhóm, cùng nhau thực hiện dự án tạo ra sản phẩm chung. Từ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc