Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

I. Mô tả giải pháp đã biết:

* Ưu điểm:

- Với giải pháp này giúp giáo viên biết tự nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.

- Tạo được môi trường giáo dục phù hợp, thu hút được sự tham gia hoạt động của trẻ.

- Trẻ được hạnh phúc, trẻ thích được đến trường, giáo viên giúp trẻ mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui.Tạo được niềm tin yêu của phụ huynh an tâm trao gửi con cho cô giáo.

* Hạn chế:

- Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa thực sự đầy đủ.

- Một số trẻ còn hiếu động, tự kỷ, chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm.

- Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử. Một số cháu sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh

- Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh.

- Hình thức xây dựng của cô còn chưa đa dạng, phong phú, chưa linh hoạt sáng tạo.

doc 12 trang giangvu 08/05/2024 800
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
 * Tính mới
 Tạo ra được môi trường lớp học hạnh phúc. Môi trường lớp học mở, linh hoạt, sáng 
tạo, đẹp, khoa học. Trẻ đến lớp được yêu thương, chia sẻ, được thỏa sức thực hành sáng 
tạo. Phụ huynh an tâm trao gửi con, tạo được niềm tin vững chắc với phụ huynh
 * Tính sáng tạo
 Sử dụng các hình thức tuyên truyền phụ huynh về tầm quan trọng của việc xây dựng 
môi trường giáo dục hạnh phúc cho trẻ. Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo 
dục của giáo viên đối với trẻ.
 II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp.
 * Hiệu quả kinh tế:
 Phụ huynh nhiệt tình sưu tầm ủng hộ cô giáo và nhà trường những nguyên vật liệu 
sẵn có ở địa phương, đóng góp kinh phí tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học 
tạo nên sự phong phú, đa dạng, giàu sự ấm áp, yêu thương và chia sẻ. Phụ huynh quan 
tâm và chú trọng đến những cảm xúc của con em mình. Làm giảm chi phí cho việc mua 
các tư liệu, sách cho giáo viên tham khảo. Sáng kiến này giúp cho giáo viên nâng cao 
năng lực chuyên môn. Làm giảm tiết kiệm về thời gian cũng như giảm chi phí để chi cho 
việc tổ chức cho giáo viên đi học tập. 
 * Hiệu quả xã hội: 
 Hình thành cho trẻ những mối quan hệ gần gũi yêu thương với trường lớp, với gia 
đình, bạn bè và xã hội. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng được củng cố, 
khả năng sáng tạo được thể hiện rõ rệt. Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Trẻ được học 
tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở cuốn hút trẻ và trẻ rất thích thú 
khi được đến trường, lớp..
 Sáng kiến còn đem lại hiệu quả cho cô giáo, nâng cao nhận thức, cung cấp kiến 
thức, rèn luyện kỹ năng cho giáo viên. 
 Mặt khác còn tạo mối liên hệ tốt giữa gia đình và nhà trường cùng chăm sóc giáo 
dục cho trẻ tốt hơn.Tạo được lòng tin, sự yêu tâm, sự tin tưởng của gia đình trẻ và toàn xã 
hội về công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
 * Giá trị làm lợi khác:
 Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho lớp . Vì 
vậy hàng năm chất lượng của lớp đều đạt loại tốt.
 Sáng kiến góp một phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. 
 II.4. Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
 Sau khi viết xong sáng kiến thực hiện các biện pháp mới được áp dụng tại lớp và 
đạt hiệu quả cao. Được áp dụng và nhân rộng đến các lớp trong khối. Và được nhân rộng 
trong toàn trường và trong huyện 
 II.5. Phạm vi ảnh hưởng:
 Với bản mô tả sáng kiến này có ảnh hưởng tới tất cả trẻ mầm non trong và ngoài 
huyện. Phụ huynh và giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh 
phúc cho trẻ.
 Quang Phục, ngày 06 tháng 01 năm 2023
 Người viết đơn
 Vũ Thị Mỵ BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu 
giáo ở trường mầm non”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội
 3.Tác giả:
 Họ và tên: Vũ Thị Mỵ
 Ngày/Tháng/ năm sinh: 19/09/1985
 Chức vụ: Giáo viên - Trường MN Quang Phục
 Điện thoại DĐ: 0946931233
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường MN Quang Phục
 Địa chỉ: Chính Nghị - Quang Phục – Tiên Lãng – Hải Phòng
 Điện thoại: 02253583532
 II. Mô tả giải pháp đã biết.
 * Ưu điểm:
 - Với giải pháp này giúp giáo viên biết tự nâng cao kiến thức, kỹ năng xây dựng 
môi trường giáo dục cho trẻ.
 - Tạo được môi trường giáo dục phù hợp, thu hút được sự tham gia hoạt động của trẻ.
 - Trẻ được hạnh phúc, trẻ thích được đến trường, giáo viên giúp trẻ mỗi ngày đến 
trường là 1 ngày vui.Tạo được niềm tin yêu của phụ huynh an tâm trao gửi con cho cô giáo.
 * Hạn chế:
 - Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa thực sự đầy đủ.
 - Một số trẻ còn hiếu động, tự kỷ, chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động trải 
nghiệm. 
 - Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị 
ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử. Một số cháu 
sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, 
lãnh cảm với môi trường xung quanh
 - Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem 
ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, 
thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh.
 - Hình thức xây dựng của cô còn chưa đa dạng, phong phú, chưa linh hoạt sáng tạo
 III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 III.1. Nội dung giải pháp đề xuất
 Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là 
điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ 
tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm 
giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự 
mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn 
mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, 
trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được 
thông qua các trò chơi và những trải nghiệm mới nhưng lại gần gũi thân quen.
 Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc xây dựng 
môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, 
hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất 
và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh của trẻ em ở lứa tuổi “mầm non”. Hoàn thiện về mọi phương diện của tâm lý (nhận thức, 
tình cảm và ý chí). Có cơ sở ban đầu đề hình thành nhân cách con người. Xuất phát từ 
những điều đó tôi thầm nhủ mình cần cố gắng và sửa đổi rất nhiều.
 Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin 
diễn đạt bằng lời. Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm 
được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn” khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác cùng phát triển.
 Khuyến khích trẻ đưa ra những quyết định hay lựa chọn theo khả năng, nhu cầu của 
bản thân trước và trong khi chơi. Trẻ được lựa chọn theo yêu cầu, khả năng của bản thân, 
trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, trẻ được lựa chọn đồ chơi, trẻ được lựa chọn 
vai chơi. Trẻ được đưa ra quyết định trong quá trình chơi, trong quá trình chơi đôi khi trẻ 
được thay đổi luật chơi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế diễn ra khi chơi. Trong quá 
trình chơi trẻ có thể được giao lưu sang các góc chơi khác nhau.
 Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình. 
Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và 
khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình. Lớp học hạnh phúc là nơi giúp 
giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi 
lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. 
Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình 
cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp 
các góc theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo, 
tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động.
 Đối với mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt 
mắt, mang tính giáo dục mà phải phù hợp với chủ đề, từng góc chơi, với nội dung chơi 
của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ.
 Từ đó tôi đã trang trí và xây dựng các góc chơi ở lớp mình một cách sáng tạo theo 
hướng mở lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ 
một góc chơi trẻ có thể thay đổi nội dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi 
một cách linh hoạt, sáng tạo, phát huy tài năng của mỗi trẻ. 
 Ví dụ: Xây dựng góc chủ đề là góc thể hiện nổi bật nhất chủ đề trẻ đang học tôi xây 
dựng hình ảnh mang tính thẩm mĩ, thân thiện gần gũi đối với trẻ... Mảng chủ đề tôi sử dụng 
chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn để có thể dễ dàng dán, bóc thay đổi hình ảnh phù hợp với từng 
chủ đề, tôi trang trí gợi ý 1 số chi tiết và để khoảng trống khuyến khích trẻ tham gia.
 Ví dụ: Ở chủ thế giới thực vật, nhánh “Các loại rau củ quả” cắt dán tranh phù hợp 
để trang trí cùng cô. Bên cạnh cách trang trí mở linh hoạt, hình ảnh, màu sắc cũng sinh 
động ngộ nghĩnh, bắt mắt, thu hút trẻ từ đó kích thích sự hứng thú hoạt động của trẻ. 
 Ví dụ : Ở góc học tập ngoài hình ảnh cây hoa sinh động, đẹp mắt, và hình ảnh hình 
dạng nghộ nghĩnh, những chú thỏ thông minh tôi trang trí thêm 1 vườn hoa “ những bông 
hoa chữ cái và số” trong bảng tôi gắn các hộp dắt và đánh nhám theo hàng ngang, phía 
trên là hộp dắt biểu tượng của cô, phía dưới là các hộp dành cho trẻ, cô và trẻ có thể thay 
đổi nội dung, hình ảnh dể dàng, tiện lợi như: Hôm nay trẻ chơi với chữ cái a, ă, â cô gắn 
chữ a, ă, â lên trẻ chọn những hình ảnh có chứa chữ cái tương ứng đựng dưới hộp học 
liệu gắn lên theo yêu cầu. 
 Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có là cổ chai nhựa và các nắp chai có nhiều màu sắc... 
từ những cổ chai và nắp chai và mảng dính nhám đó tôi đã làm cho trẻ đồ chơi trẻ còn có 
thể chơi phân loại, phân nhóm đối tượng theo dấu hiệu, theo yêu cầu trẻ cũng có thể 
chơi tách gộp các đối tượng trong phạm vi trẻ đang học trẻ vừa chơi lại có thể học một 
cách tự nhiên, thoải mái, sáng tạo không gò bó, không áp đặt 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc