Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải xây dựng được lớp học hạnh phúc. Điều đó bắt đầu từ cấp học đầu tiên đó chính là cấp học mầm non.

Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời. Đặc biệt năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phát động phong trào “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”, nhằm tạo nền tảng cho trẻ mầm non bước vào các bậc học sau, từ đó tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.

Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạnh thái cảm xúc hân hoan, vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Trẻ hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội mà môi trường xã hội của trẻ chính là trường, lớp mà trẻ đang học. Vì vậy trường, lớp của trẻ phải là trường, lớp hạnh phúc.

doc 35 trang giangvu 08/05/2024 2690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non
 1/15
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
 “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà 
bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng 
được trường học hạnh phúc thì phải xây dựng được lớp học hạnh phúc. Điều đó 
bắt đầu từ cấp học đầu tiên đó chính là cấp học mầm non.
 Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển tình cảm, 
trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai 
Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi 
mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm 
non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học 
tập suốt đời. Đặc biệt năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã 
phát động phong trào “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”, nhằm tạo 
nền tảng cho trẻ mầm non bước vào các bậc học sau, từ đó tạo chuyển biến, 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.
 Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có 
thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạnh thái 
cảm xúc hân hoan, vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được 
đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần. 
Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 
Trẻ hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong 
môi trường xã hội mà môi trường xã hội của trẻ chính là trường, lớp mà trẻ đang 
học. Vì vậy trường, lớp của trẻ phải là trường, lớp hạnh phúc.
 Lớp học hạnh phúc là nơi mà cô, trò và phụ huynh đều muốn đến, nơi đó có 
những hứng thú niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm. Là nơi có thể cảm nhận 
được sự an toàn, sự yêu thương nâng đỡ, sự tôn trọng giữa cô và trẻ giúp trẻ 
hứng thú, tích cực, khao khát và mong muốn được đến lớp. Một môi trường học 
tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và thực thi dựa 
trên yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, quan tâm, chia sẻ, tin 
tưởng, hỗ trợ và bao dung giữa các cá nhân với nhau mà không phải là sự ích kỉ, 
đơn phương thực hiện. Đó là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, 
giữa cô và trò, giữa trẻ với nhau được trân trọng và bồi đắp hằng ngày. Và ở đó 
có sự an toàn cho các hoạt động dạy và học của cô và trò. Nơi ấy cả cô và trẻ 
phải được bảo vệ, không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà 
giáo, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến lớp cô và trò 
đều cảm thấy hạnh phúc. Ở đó còn chú trọng việc giáo dục cảm xúc cho các con. 
Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách, xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng 
tạo khác nhau. Chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt chứ không áp đặt phát 
triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì 
mình yêu thích và say mê, bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng và 
những thành tưu lớn cho giáo dục con người. Và quan trọng là trẻ được phát 
triển bản thân và hạnh phúc khi là chính mình. 3/15
pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường 
mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2020- 
2021.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN
 - Nhằm giúp cho giáo viên và trẻ cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đến lớp, 
trong mỗi hoạt động, giáo dục đạo đức, tình cảm, các kỹ năng cho trẻ. Trẻ hứng 
thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
 - Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự 
căng thẳng trong quá trình dạy học thiết kế được những bài giảng hay thu hút 
trẻ. Từ đó trở nên yêu nghề, mến trẻ và thành công trong sự nghệp trồng nguòi 
của mình.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 
 - Phương pháp quan sát, đàm thoại
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
 - Phương pháp thống kê, sử lý số liệu
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN 
CỨU.
1. Đối tượng được nghiên cứu
 Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho 
trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trong trường mầm non.
2. Phạm vi, thời gian và kế hoạch nghiên cứu.
 - Đề tài được tôi nghiên cứu với 23 học sinh của lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi 
A1, lớp tôi đang giảng dạy và chủ nhiệm năm học 2020 – 2021 này.
 - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/ 2020 đến tháng 4/ 2021.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1. Thuận lợi: 
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu đã tạo mọi điều kiện để 
giáo viên hoàn thành tốt kế hoạch của mình, động viên sự sáng tạo của giáo viên 
và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động.
 - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi được tham gia kiến tập 
chuyên đề “Xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc” do phòng giáo dục tổ 
chức tai các trường điểm trong Huyện.
 - Lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đặc biệt là lớp đã 
được trang bị máy tính và có kết nối internet
 - Hai cô giáo đứng lớp có lòng yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuẩn về 
chuyên môn, năng động, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình trong công tác chăm sóc 
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 - Trẻ khỏe mạnh, đi học đều, đa số trẻ đã được qua lớp mẫu giáo nhỡ nên 
trẻ có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt.
2. Khó khăn
 - Đa số phụ huynh họ chỉ quan tâm đến việc con đọc được chữ gì? Đọc đến 
số mấy? mà ít ai quan tâm đến cảm xúc của trẻ. 5/15
sáng tạo theo ý mình. Chính vì vậy đối với lớp học của mình ngay từ đầu năm 
học tôi đã lên kế hoạch xây dựng môi trường lớp với những hình ảnh và típ chữ 
vô cùng thân thiện tạo nên một lớp học tràn ngập tình yêu thương khích thích trẻ 
đến lớp mỗi ngày. 
 Hình ảnh 1: Hình ảnh và típ chữ tạo cho trẻ cảm giác hạnh phúc
 Không những vậy ở cửa ra vào tôi còn xây dựng môi trường lớp học bằng 
các hình ảnh minh họa cho các hành động thể hiện sự yêu thương giữa cô và trẻ. 
Mỗi khi đến lớp cô giáo đón trẻ với những hành động yêu thương mà trẻ lựa 
chọn tạo cho trẻ cảm giác hứng khởi, vui tươi để một ngày học tập của trẻ tràn 
ngập tình yêu thương và hạnh phúc.
 Hình ảnh 2: Cô giáo đón trẻ với hành động yêu thương
 Để cho lớp học thêm phong phú, tôi luôn quan tâm xây dựng mảng tường 
thay đổi thường xuyên từ những sản phẩm của cô và trẻ tạo ra sao cho phong 
phú phù hợp với chủ đề trẻ đang khá phá. Khi xây dựng các góc trong lớp, tôi 
tạo các góc phù hợp đảm bảo diện tích cho số trẻ hoạt động thoải mái, mầu sắc 
hài hòa. Các góc chơi phải được xây dưng theo hướng mở để trẻ được hoạt động 
tối đa trong các góc. Đồ chơi được sắp xếp bố trí một cách khoa học, gọn gàng, 
gần gũi với trẻ, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’, sử dụng các nguyên vật liệu từ 
thiên nhiên gần gũi với trẻ nhằm kích thích khả năng sáng tạo và tính tích cực 
hoạt động của trẻ. Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử 
dụng, được sắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất. Mỗi loại dụng cụ, nguyên vật liệu cần 
được phân loại để riêng trong các khay, rổ, hộp và có ghi rõ tên để trẻ dễ lựa 
chọn và sử dụng theo ý thích của mình cũng như có thể tự sắp xếp lại sau khi 
hoạt động. Không những vậy tôi còn khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh 
ảnh, hộp sữa, chai nước ngọt, hộp sữa chua có dạng các hình khối khác nhau sau 
đó cô cùng trẻ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình con 
vật, và trưng bày ở lớp tạo môi trường phong phú cho trẻ hoạt động. 
 Ví dụ: Đối với “Góc tạo hình” với chủ đề: "Trường mầm non" tôi cho trẻ 
làm đèn lồng với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau như đèn lồng hình con 
cá, đèn lồng hình con thỏ, hay những loại đồ chơi trong ngày tết trung thu...bày 
ở giá trưng bày sản phẩm hay treo tranh vẽ hoặc xé dán về các hoạt động trong 
ngày tết trung thu. Từ đó kích thích sự hứng thú say mê sáng tạo của trẻ.
 Đến chủ đề : "Động vật" tôi dạy trẻ cách vẽ, nặn, xé dán các con vật, hay 
sáng tạo các con vật từ cốc giấy với các nguyên vật liệu khác nhau như bút vẽ, 
giấy bìa, giấy màu thủ công, xốp dạ, màu nước, kim xa, dây kim tuyến..để tạo 
ra một số sản phẩm như: Con gà, con chó, con cá thật ngộ nghĩnh, để bày ở 
giá trưng bày sản phẩm, đồng thời trang trí lên mảng tường tranh do trẻ vẽ, sáng 
tạo sử dụng các nguyên liệu từ mầu nước, giấy, hồ dán, dây kim tuyếnđể tạo 
nên những bức tranh vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu. Từ đó kích thích lòng 
ham muốn được tham gia vào hoạt động khiến trẻ cảm thất vui vẻ, hạnh phúc 
mỗi khi đến lớp
 Hình ảnh 3: Hình ảnh góc tạo hình của lớp
 Các sản phẩm của trẻ được trưng bày đó là một sự khích lệ lớn với trẻ, 
động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận 
được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ luôn cảm thấy thoải 7/15
thẳng. Như vậy việc tiết chế cảm xúc của giáo viên là rất cần thiết. Đúng như 
ông cha ta đã có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, lợi ích của nụ 
cười với sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Việc này tưởng đơn giản 
nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì giáo viên chưa biết cách tiết 
chế cảm xúc của mình, không có tính hài hước, nhưng chúng ta sẽ làm được nếu 
chúng ta có tâm với nghề yêu thương trẻ như những đứa con của mình.
 VD: Trong giờ thể dục sáng, hay trong hoạt động làm quen viết cũng như 
như trong tất cả các hoạt động khác trong ngày tôi đã tạo cho trẻ một bầu không 
khí vui tươi , hạnh phúc với những nụ cười thân thiện giúp trẻ cảm thấy tiết học 
thoải mái, vui vẻ không bị gò bó khiến trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt 
động hơn. 
 Hình ảnh 5: Cô cười với trẻ trong các hoạt động
 Không những vậy tôi còn thường xuyên lồng ghép sự hài hước vào các 
hoạt động của trẻ bằng lời nói, biểu cảm và hành động. 
 Ví dụ: Khi trẻ mắc lỗi khi đang nói thay vì cắt ngang hay sửa lại tôi thường 
làm gương mặt khôi hài, điều đó giúp trẻ nhìn ra được lỗi của mình nhưng sẽ 
giảm bớt áp lực để trẻ sửa sai. Có thể là những lời nói đùa thú vị có thể diễn ra 
tự phát qua các tình huống xảy ra trong các hoạt động. Thỉnh thoảng buông 
những câu bình luận, nhận xét vui vẻ khi trẻ chưa thực hiện được yêu cầu của cô
sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, tự tin và không có cảm giác tự ty.
 * Giáo viên hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ
 Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó 
còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người 
về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, 
với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu 
của sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc như: 
cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm 
xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và 
dửng dưng...Khái niệm “ Tôn trọng”, “ Cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định 
nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và 
khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và trẻ lại là lứa tuổi mầm non.
 Những buổi đầu khi các con mới chuyển vào lớp, tôi cũng gặp không ít khó 
khăn vì chưa quen nếp của các con, Một số bạn không qua lớp 4 tuổi, số khác lại 
không học hè tháng 9 mới ra lớp nên các kỹ năng đơn giản nhất các con cũng 
không đạt, mỗi trẻ một tính cách khác nhau, bạn thì hiếu động, có bạn lại rất thụ 
động Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ nề nếp mỗi trẻ rồi tính cách của 
các condần dần tôi quen nếp của trẻ và trẻ bước đầu theo nếp của cô. Cứ như 
vậy qua mấy tháng đầu năm học tôi đã hiểu hết tính cách của các con. Tôi đánh 
giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác.
 Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và 
tự tin diễn đạt bằng lời. Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “Cô nghĩ nhất 
định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”. Khuyến khích trẻ tham 
gia, hợp tác để cùng phát triển. Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý 
tưởng chơi. Cùng nhau thảo luận xây dựng nội quy lớp học, các góc chơi, chuẩn 
bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc