Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Nguyên

Là một giáo viên em luôn tự hỏi “Lớp học hạnh phúc” là gì? Vâng! “Lớp học hạnh phúc Là được học tập trong một ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, mà ở đó trẻ vui vẻ học tập - vui chơi, được yêu thương, chia sẻ – tôn trọng. Mang lại sự an toàn, thân thiện đối với trẻ. Là môi trường phát triển toàn diện, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh, lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ đối sử công bằng với trẻ của giáo viên, sự đoàn kết hợp tác chia sẻ gắn bó giữa trẻ với trẻ. Lớp học hạnh phúc là cô trò hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển bản thân và hạnh phúc khi là chính mình.

Trẻ hạnh phúc vui vẻ mới có thể tiếp thu được kiến thức và tham gia các hoạt động vui vẻ, tích cực. Qua đó trẻ mới phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ, và chất lượng giáo dục mới được nâng cao.

Bản thân nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhỏ.

Năm học 2022 - 2023 em được phân công dạy lớp 5TA2 phần lớn trẻ lớp em chưa hứng thú khi đến lớp, tâm lý trẻ không thoải mái, tự ti, rụt rè, nhút nhát, sợ sệt. Một số trẻ thì không hòa đồng với bạn, thường xảy ra xung đột, một số thì sống khép kín không cởi mở nói chuyện cùng cô và bạn bè khi đến lớp. Các hoạt động ở trên lớp trẻ không hứng thú: Mất tập trung, ủ rũ, mệt mỏi…

docx 8 trang giangvu 08/05/2024 1270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Nguyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Nguyên
Một số phụ huynh đi làm xa để trẻ ở nhà với ông bà vì thế việc trao đổi, tuyên 
truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ gặp nhiều khó khăn. 
Trước tình hình thực tế học sinh của lớp em đã khảo sát đánh giá sự hứng thú của 
trẻ khi đến lớp kết quả như sau.
 Số Hứng thú, Chưa hứng 
 TT Nội dung
 lượng tích cực thú, tích cực
 Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, bố mẹ 
 1 
 và đi vào lớp
 Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, 
 2 bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản 
 thân
 Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè, 
 3 
 cô giáo
 Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt 
 4 
 động
Xuất phát từ tình hình thực tế, kết quả khảo sát đánh giá của lớp, em mong muốn 
được lắng nghe, tôn trọng và yêu thương trẻ, nên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ 
Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại 
lớp 5TA2 Trường Mầm non Trung Nguyên” để trẻ cảm thấy mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui.
Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng xây dựng lớp học hạnh 
phúc:
Là một giáo viên mầm non, em luôn ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của bản 
thân mình. Chính vì vậy em luôn học hỏi không ngừng để nâng cao kiến thức, kĩ 
năng nghiên cứu chương trình, cập nhật thông tin từ chuyên đề, vận dụng những 
kiến thức mà mình học được qua khóa tập huấn, tham khảo tài liệu qua sách báo, 
mạng internet...Từ đó, trên cơ sở những định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, 
phương pháp tổ chức của tài liệu, em có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo 
dục trẻ linh hoạt phát huy khả năng trải nghiệm tích cực cho trẻ.
Biện pháp thứ hai: Thiết kế và trang trí môi trường lớp học sáng tạo, thân 
thiện, gần gũi: sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không 
khí thoải mái giống như là những người bạn thân thiết với nhau.
( Hình ảnh đập tay với cô)
+ Hình ảnh trái tim yêu thương: Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm “Chào 
mừng con đến với lớp học nhé” Vâng với một cái ôm nhẹ nhàng và một lời thì 
thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày đấy ạ
 ( Hình ảnh trái tim yêu thương cô ôm trẻ vào lòng)
+ Với hình ảnh nốt nhạc: Cô và trẻ cùng nhau thể hiện những cảm xúc yêu thương 
cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhảy tùy theo cảm hứng 
của trẻ mà các cô sẽ hưởng ứng theo và đừng quên trao cho trẻ một nụ cười yêu 
thương ấm áp tạo cho trẻ cảm giác sung sướng thốt lên rằng “chao ôi đến lớp thật 
là vui”.
 ( Hình ảnh nốt nhạc)
=> “Hạnh phúc không phải là cái gì to tát cả, không phải là những món quà tặng 
trẻ, chỉ đơn giản thôi là những cái ôm ấm áp, là những nụ cười yêu thương, những 
cử thân mật. 
 (Hình ảnh minh họa)
Với hoạt động học là một trong những hoạt động rất cần thiết đối với trẻ ở trường 
mầm non. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, có hứng thú trong mỗi giờ học, thì 
em luôn luôn tìm tòi, học hỏi áp dụng phương pháp giáo dục mới, sáng tạo: 
Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng STEAM trong tổ 
chức hoạt động học cho trẻ..
Tạo điều kiện để trẻ chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, động viên, khuyến 
khích trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định 
hướng cho trẻ.
Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời. Trẻ tham 
gia thảo luận nội dung cô đưa ra trong hoạt học, thực hiện nhiệm vụ để tạo ra 
các sản phầm sáng tạo. 
Ví dụ: Em đã ứng dụng Steam trong tổ chức hoạt động “Làm chuông gió từ vỏ 
hộp sữa chua”.Từ những vỏ sữa chua tưởng chừng như phải vứt đi thì trẻ lớp em 
đã sáng tạo thành những chiếc chuông gió vô cùng đẹp mắt. Thông qua hoạt động 
em nhận thấy trẻ vô cùng hào hứng, thích khám phá và sáng tạo chiếc chuông 
gió theo ý tưởng của trẻ. Tôi luôn cập nhật tình hình cập nhật các hoạt động của trẻ hằng ngày qua tin nhắn 
trong nhóm zalo của lớp. Tạo những lời nhắn nhủ tới phụ huynh hằng ngày để 
phụ huynh hưởng giúp con thể hiện tình cảm yêu thương, các kỹ năng giao tiếp 
thể hiện cảm xúc.
Tuyên truyền phụ huynh rèn luyện cho các con những kĩ năng phục vụ bản thân: 
Đánh răng – rửa mặt – rửa tay mặc quần áo bằng hình thức tự quay video, chụp 
ảnh gửi lên nhóm lớp.
Kính thưa Ban giám khảo, thưa toàn thể hội thi!
Qua một thời gian áp dụng các biện pháp, em đã nhận được 1 số kết quả như sau:
 Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
 Số 
 TT Nội dung Chưa hứng Chưa hứng 
 lượng Hứng thú Hứng thú
 thú thú
 1 Trẻ vui vẻ tự giác chào 32 12 37,5% 20 62,5% 30 93,7% 2 6,3%
 cô, bố mẹ và đi vào lớp
 2 Trẻ vô tư thể hiện nhiều 32 11 34,4% 21 65,6% 29 90,6% 3 9,4%
 cảm xúc, bộc lộ suy 
 nghĩ, tính cách của bản 
 thân
 4 Trẻ hòa đồng yêu 32 10 31,3% 22 68,7% 28 87,5% 4 12,5%
 thương bạn bè, cô giáo
 4 Trẻ hứng thú tham gia 32 10 31,3% 22 68,7% 27 84,4% 5 15,6%
 vào các hoạt động
Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi áp dụng biện pháp kết quả đạt được trên trẻ 
tăng lên rõ dệt
* Đối với trẻ:
100% trẻ vui vẻ, hào hứng thích được đến lớp, chủ động thể hiện cảm xúc yêu 
thương với cô khi vào lớp.
Trẻ trở nên thông minh nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động tham 
gia các hoạt động hơn.
+ Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, chào bố mẹ và đi vào lớp tăng 56,2%
+Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân tăng 
56,2%
+ Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè cô giáo tăng 56,2%
+ Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động tăng 53,1% của BGK cùng toàn thể hội thi, cũng như các đồng nghiệp để đề tài của tôi được 
hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn sự chú ý lắng nghe của toàn thể quý vị!
 Trung Nguyên, ngày 5 tháng 12 năm 2022
 NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
 Trần Thị Hà

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx