Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
“ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”
Chính vì vậy môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò – sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh. Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ. Tôi cần tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc
Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi. Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường chưa?. Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng cô giáo và các bạn khi đến lớp?. Làm sao để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Những nội dung lý luận . 3 2. Thực trạng vấn đề . 4 2.1 Đặc điểm tình hình.. 4 2.2 Thuận lợi.. 4 2.3 Khó khăn ..... 5 3. Các biện pháp đã tiến hành. 6 3.1. Biện pháp 1: Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ . 6 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học, bố trí sắp xếp các góc 7 hoạt động phù hợp, thuận tiện: .. 3.3. Biện pháp 3: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và 9 sự yêu thương. 3.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ. ... 10 3.5.Biện pháp 5: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào việc xây dựng 11 môi trường hoạt động, hoạt động giao lưu trải nghiệm. 3.6. Biện pháp 6: Đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi 12 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:. 15 1. Kết luận. 15 2. Khuyến nghị và đề xuất.. 15 2 Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng nhất đối với giáo viên mầm non, là đón những mầm non bỡ ngỡ, thật nhanh chóng tạo một môi trường mới hoàn toàn tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các em là một ngày vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ non của trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường mầm non” góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại trường và đã triển khai đạt hiệu quả. 4 thắp sáng niềm hạnh phúc của cha mẹ và cô giáo”. Ngọn nến muốn sáng cần có bàn tay nâng niu từ nhiều khía cạnh gia đình, trường học, xã hội. Khi mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui (Có nghĩa là hạnh phúc) hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến thầy cô và cha mẹ vậy nên chúng ta hãy hành động “Để trẻ luôn tỏa sáng”. 2. Thực trạng vấn đề: 2.1. Đặc điểm tình hình: Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ-một xã ngoại thành Hà Nội. Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố”. 2 năm liên đạt “Cờ thi đua xuất sắc Thành phố”. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang, các lớp học rộng rãi và có đầy đủ các các phòng chức năng như: phòng thể chất, phòng nghệ thuật, phòng Mon, phòng Steam, phòng Tin học -Tiếng Anh... Sân chơi ngoài trời rộng rãi, có các khu vực riêng như: khu vui chơi trải nghiệm, khu sinh thái, khu vận động, sân đá bóng, khu vườn rau VietGap. Sân vườn trồng nhiều loại cây xanh, cây cảnh, cây hoatạo khung cảnh sư phạm xanh-sạch-đẹp, an toàn, thân thiện với trẻ . Trường mầm non chúng tôi nằm trên địa bàn ngoài đê. Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I từ năm 2009. Nhiều năm liền đạt “Trường tiên tiến cấp huyện”. Nhiều năm liền đạt “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. Năm học 2013 - 2014, nhà trường được nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và bằng khen của Thủ tướng chính phủ. Năm học 2021 - 2022 nhà trường giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố” và “Cờ thi đua Thành Phố”. Bản thân đã tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác, đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp thành phố. Lớp có phòng học rộng rãi, môi trường lớp học đẹp, thân thiện gần gũi hấp dẫn trẻ. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình thể hiện được một số góc trải nghiệm cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hành, làm quen ở mọi lúc mọi nơi. - Là một giáo viên có nhiều năm công tác, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ và 6 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc ” trước hết là giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ.Vì vậy để trẻ lớp tôi cùng cô xây dựng được một lớp học hạnh phúc nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi đã: • Bản thân tôi không ngừng học tập để phấn đấu • Tôi và trẻ luôn có cảm xúc tích cực; • Phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn; • Trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau; Tôi luôn tạo có cơ hội thể thể hiện và được công nhận giá trị bản thân trẻ. Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Khái niệm “Tôn trọng”, “ Cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi mầm non. Những buổi đầu khi có học sinh tôi gặp ít khó khăn vì chưa quen nếp của trẻ, trẻ nghỉ hè lâu nên các kỹ năng đơn giản nhất trẻ không đạt, rồi tính cách trẻ khác nhau Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ rồi tính cách trẻdần dần tôi quen nếp của trẻ và trẻ bước đầu theo nếp của cô. Cứ như vậy qua mấy tháng đầu năm học tôi đã hiểu hết tính của trẻ. Tôi đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác. Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời. Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: Ví dụ: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn”khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác để cùng phát triển. Khuyến khích trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi 8 động thoải mái tránh sự ồn ào cho các góc khác, tiện lợi cho trẻ khám phá, chăm sóc cây, hoa... Góc nghệ thuật được bố trí cạnh cửa ra vào bên cạnh góc trưng bày sản phẩm của trẻ. Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạt động như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, và tạo không gian chơi cho trẻ. Ví dụ: Ranh giới giữa góc phân vai và học tập tôi ngăn bằng 1 giá đồ chơi vừa tạo không gian yên tĩnh cho trẻ ở góc học tập hoạt động, vừa tạo không gian giống như ngôi nhà hay cửa hàng tùy ý tưởng, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ tùy vào vào chủ đề trẻ chơi. Riêng góc xây dựng tôi ưu tiên không gian rộng, thuận tiện cho trẻ vận động... Góc phân vai và xây dựng được bố trí cạnh nhau. Khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động theo khả năng, hứng thú, sở thích riêng. Có chỗ cho hoạt động chung và hoạt động cá nhân, có góc cố định, có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề. Đối với trẻ mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, với nội dung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ. Từ đó tôi đã trang trí và xây dựng các góc chơi ở lớp mình một cách sáng tạo theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay đổi nội dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh hoạt, sáng tạo, phát huy tài năng của mỗi trẻ. Góc xây dựng: Tôi hướng trẻ xây dựng những ngôi nhà công trình cây xanh rời cho trẻ tự do lắp ghép xây dựng theo các công trình theo ý trẻ muốn, phía dưới là các rổ đựng các hàng rào rời, cây xanh rời rau củ quả rời theo từng yêu cầu của chủ đề trẻ lắp ghép các chi tiết tạo thành cây xanh và thành nhiều cây thành vườn cây, vườn hoa theo yêu cầu của cô Góc nghệ thuật : Tôi trang trí nhưng bức tranh mẫu của cô tranh được làm từ các nguyên liêu phế thải, tự nhiên sẵn có như tranh đá, tranh từ cách nắp chai mang tính nghệ thuật cao hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, tranh trẻ và cô cùng thực hiện tranh trẻ đang làm chưa hoàn thiện bằng nhiều nguyên vật liệu vỏ ngao, sò ốc hến đá cuội nắp chai, tăm bông, len, rơm rạ, bẹ ngô, ống hút mo cau ,..và các loại nhạc cụ được làm từ hộp bánh bìa cát tông do cô cùng trẻ thực hiện. Tôi còn chuẩn bị sẵn nhiều nguyên vật liêu sẵn có từ thiên nhiên cho trẻ tự do sáng tạo trên mọi chất liệu
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc