Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo

Mỗi đứa trẻ là một thiên thần. Chúng được sinh ra cùng với bao sự chào đón từ gia đình người thân, được ôm ấp vỗ về, được đón nhận những tình cảm ngọt ngào của những người thân yêu. Chúng lớn dần trong vòng tay của cha mẹ, trong ngôi nhà hạnh phúc của gia đình và rồi một ngày, chúng bước chân đến trường, đến lớp. Một môi trường mới với biết bao điều xa lạ và bỡ ngỡ. Ngôi trường ấy chính là ngôi nhà thứ hai của chúng, ở đó chúng có người mẹ thứ hai là cô giáo, và các bạn như là anh chị trong gia đình mình.

Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ ba nhà trường tiếp tục triển khai cho các lớp thực hiện chuyên đề“ Xây dựng lớp hạnh phúc”. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng, lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò - sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh, một môi trường hoàn toàn tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các con là một ngày vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ non của trẻ.

docx 16 trang giangvu 08/05/2024 3252
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mẫu giáo
 đôi khi còn nói tục chửi bậy. Một số trẻ còn chưa hòa đồng hợp tác chơi cùng các 
bạn, khi chơi xong đồ dùng đồ chơi còn vứt bừa bãi tranh giành đồ chơi của 
bạn...Điều đó khiến cho tôi luôn đau đáu suy nghĩ làm sao để trẻ thích đi lớp, trẻ 
thích nghi với môt trường mới, trẻ có kỹ năng lễ giáo, trẻ mạnh dạn, tự tin, biết chia 
sẻ cảm xúc, biết phát huy hết khả năng sáng tạo của mình để mỗi ngày đến trường 
lớp luôn được “hạnh phúc”, để “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”, để phụ 
huynh tin yêu và gửi gắm các con cho chúng tôi.
 Tuy nhiên, việc dạy dỗ trẻ không hề đơn giản như tôi từng ước mơ. Tất cả mọi 
thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu tôi không thấu hiểu, không từng 
ngày thật sự nổ lực và cố gắng. Đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt vô 
cùng “giận dữ” khi các con chưa ngoan đùa nghịch, không giữ nề nếp lớp học, 
không chú ý nghe cô giáo hướng dẫn, ngồi học chưa chú ý nên tôi đã quát mắng 
trẻ, kỷ luật trẻ. Vởi mỗi đứa trẻ là một thế giới quan sinh động, trẻ có quyền sáng 
tạo và thực hành, trải nghiệm, sẽ thật là phản giáo dục nếu cứ mãi bắt ép các con 
vào những thứ rập khuôn, máy móc, lập trình như một con robot. Liệu trẻ có thích 
đi lớp, thích học khi cô luôn quát mắng, trách phạt trẻ. Một người mẹ thứ hai thật 
sự phải là một người mẹ khiến cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động học mà 
chơi chơi mà học chứ không phải khiến cho trẻ sợ và học và chơi trong áp lực. Từ 
đó, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh 
phúc.
 Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tôi đã tìm tòi và đưa giải pháp để trẻ 
đến lớp mà không sợ sệt, trẻ cảm thấy thích và yêu thích đến lớp, trẻ mạnh dạn tự 
tin thể hiện cảm xúc của mình, biết chia sẻ, hợp tác đoàn kết và yêu, để có thể phụ 
huynh thực sự yên tâm khi gửi con ở lớp. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số biện 
pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non” 
làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học.
 II. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu.
 1. Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi .
 2. Phạm vi: Lớp mẫu giáo lớn A4.
 3. Thời gian: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023.
 III. Mục đích nghiên cứu.
 Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi bằng học, học bằng chơi. 
Từ đấy trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học, tạo cho trẻ hứng thú khi đến 
lớp. Đến lớp trẻ được bảo vệ, được yêu thương, được tôn trọng. Trẻ được trải Lớp học hạnh phúc là ở đó phụ huynh hạnh phúc. Phụ huynh hiểu và biết được trẻ 
học gì ở trường, sẵn sàng tiếp tục học và chơi với trẻ ở nhà, bất cứ khi nào, bất cứ 
nơi đâu. Mặt khác, phụ huynh có cách giao tiếp tốt hơn với giáo viên và nhà trường.
 Lớp học hạnh phúc là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường 
giáo dục hoàn hảo, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ khi đến lớp. Trẻ mong chờ 
được gặp cô, gặp bạn cho những ngày học tiếp theo. Lớp học hạnh phúc là lớp học 
ở đó trẻ luôn cảm nhận được tình yêu thương, gần gũi và đặc biệt là sự sẻ chia, thấu 
hiểu... Cô giáo không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định 
hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Trẻ được học những 
điều ý nghĩa, khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và 
trải nghiệm thực tế phù hợp với bối cảnh của nhà trường, địa phương.
 Để có một lớp hoc hạnh phúc và thưc sự tạo được bầu không khí vui vẻ, 
hạnh phúc trong lớp học, tạo đươc một môi trường giáo dục tích cực, trẻ đươc thỏa 
sức trải nghiệm, sáng tạo, được giao lưu tình cảm trong các hoạt động: học tập, 
chơi tập, làm đồ dùng đồ chơi từ một số nguyên vật liệu đơn giản...bản thân tôi phải 
đi sâu tìm tòi nghiên cứu để giúp trẻ thực sự mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, 
nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục, nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục 
một cách toàn diện, bền vững.
 2. Cơ sở thực tiễn.
 Để có một “lớp học hạnh phúc” thì phải có một “ trường học hạnh phúc”. 
Trước tiên cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực 
hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa giáo viên với giáo viên, giữa ban 
giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn trẻ được 
hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Khi cô giáo hạnh phúc thì cô 
mới lan tỏa tình yêu thương đó đến các con, các cô mới tâm huyết với nghề mới 
thực sự yêu nghề yêu trẻ. Đối với các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều 
cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Một môi trường học tập chỉ có thể có 
hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và dựa trên yêu thương. Trẻ sẽ yêu 
thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ được lên tiếng và được lắng nghe một cách 
đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm 
xúc của mình trong môi trường học đường. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự 
tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận 
thức của bản thân mình. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp 
học hạnh phúc. Kết quả
 Số Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát
 trẻ Tỉ lệ Tỉ lệ
 SL SL
 % %
1. Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi 
 10 31 22 69
người.
2. Biết thể hiện tình cảm yêu thương, 
 32
chia sẻ, đoàn kết, hợp tác với bạn trong 9 28 23 72
mọi hoạt động.
3. Trẻ tham gia các hoạt động tích cực 
 11 34 21 66
hứng thú, yêu thích đến trường, lớp.
 - Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã 
 đưa ra được một số biện pháp như sau:
 II. Biện pháp thực hiện.
 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng kế hoạch xây dựng 
 “lớp học hạnh phúc”.
 Để nâng cao chất lượng khi thực hiện chương trình GDMN cũng như xây 
 lớp học hạnh phúc cho trẻ, tôi đã tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân 
 qua các hoạt động sau:
 - Tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn, các buổi kiến tập 
 chuyên đề do phòng và trường tổ chức.
 - Thường xuyên trao đổi, chia sẻ, thảo luận với đồng nghiệp qua các buổi 
 sinh hoạt chuyên môn hàng tháng(Hình 1).
 - Tự nghiên cứu tài liệu qua sách vở, các phương tiện thông tin (tại trang 
 violet, kinhnghiemdayhoc.net. Pinterest...), xây dựng môi trường học tập lấy trẻ 
 làm trung tâm, bồi dưỡng khóa học Steam, nghiên cứu qua ngân hàng hình ảnh, 
 nguồn tin tại trang Pinterest cài đặt sẵn trên điện thoại để bồi dưỡng chuyên môn...
 - Tham gia các khóa học ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế các video, 
 hình ảnh, âm thanh để xây dựng tư liệu các hoạt động của trẻ.
 Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2022-2023 và kế hoạch xây dựng trường lớp 
 mầm non hạnh phúc của trường mầm non nơi tôi công tác. Để xây dựng được các 
 lớp học hạnh phúc thì ở đó trẻ phải được hạnh phúc, giáo viên hạnh phúc và phụ 
 huynh hạnh phúc. Vì vây, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch và tiêu 
 chí cụ thể cho lớp học của mình, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ nhà trường, gia đình và xã hội, tạo ra sự thống nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường 
mầm non lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả.
 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo cơ hội cho 
trẻ được trải nghiệm.
 Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “học mà chơi, chơi mà học” nên tôi 
luôn chú ý đến việc xây dựng môi trường lớp học thật hấp dẫn với trẻ đảm bảo trẻ 
hứng thú, tích cực hoạt động. Môi trường lớp phải phù hợp với trẻ, phù hợp các 
yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà tôi đưa ra khi xây dựng kế hoạch hàng tháng. Khi 
xây dựng tôi chú ý tạo góc mở trên những mảng tường, phối hợp màu sắc, đường 
nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trong một không gian nhất định. Đối với mầm 
non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, sáng tạo, có nhiều bài tập 
cho trẻ trải nghiệm mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng 
góc chơi, với nội dung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí 
tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ. Tôi đã xây dựng các góc chơi ở lớp theo hướng 
mở lấy trẻ làm trung tâm, các góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay đổi nội 
dung chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh hoạt, sáng tạo, 
phát huy khả năng sáng tạo của trẻ, không gò bó áp đặt trẻ, cô chỉ là người định 
hướng gợi mở.
 Khi xây dựng môi trường tôi luôn quan tâm sưu tầm nguyên vật liệu để thu 
hút sự chú ý của trẻ. Các góc chơi đảm bảo rộng, thoáng để trẻ được thỏa sức trải 
nghiệm và sáng tạo; tôi sắp xếp, bố trí nhiều nguyên vật liệu và bài tập được bố trí 
phù hợp. Không gian được sắp xếp, đồ dùng gọn gàng, vừa tầm mắt trẻ, thuận tiện 
cho thao tác sử dụng để trẻ dễ lấy, dễ cất khi tham gia vào hoạt động.
 Ngoài các đồ dùng sẵn có trong lớp: Sáp màu, phấn màu, bút dạ, giấy A4, 
bảng, đất nặn,.. .tôi cùng trẻ sưu tầm những nguyên liệu mới để kích thích trẻ tham 
gia hoạt động, thỏa sức sáng tạo như lá cây, sỏi đá, mo cau, các loại hột hạt, vỏ cây, 
miếng gỗ nhiều kích thước, hộp bánh kẹo, hộp thuốc, vỏ hến, vỏ sò, len sợi, cúc 
áo, bìa cát tông,.. Các nguyên liệu này tôi và giáo viên trong lớp làm sạch, phơi 
khô, phân loại rồi mới cho trẻ sử dụng. Mỗi chủ đề hay dự án có những nguyên liệu 
riêng biệt để trẻ có thể phát huy hết sự sáng tạo của mình. Trẻ thấy được sự hứng 
thú và có cảm hứng sáng tạo qua các nguyên liệu.
 Ví dụ: Xây dựng các góc chơi thể hiện nổi bật nhất chủ đề sự kiện trẻ đang 
học trước hết tôi tôi xây dựng hình ảnh mang tính thẩm mĩ, thân thiện gần gũi đối 
với trẻ... Các góc chơi tôi sử dụng chất liệu bìa cattong hay các bảng gài, treo để có 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm.pdf