Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non xã Nghĩa Đồng
Một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc , một đất nước hạnh phúc.
Đối với trẻ hạnh phúc là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân.
Là được học tập trong một ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.Mà ở đó trẻ vui vẻ học tập, vui chơi, được thấu hiểu và cảm nhận được sự yêu thương, chia sẻ và tôn trọng.
Lớp học hạnh phúc là gì ?
Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui “ khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui , sự mong chờ và những rung động.
Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó trẻ được học những gì có ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và trải nghiệm.
Vì vậy, khi tôi được nhà trường giao phụ trách lớp 5 tuổi A, ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra cho mình nhiệm vụ phải tạo cho các con có một lớp học hạnh phúc, thân thiện, vui vẻ. “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các cô cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc tràn đầy”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non xã Nghĩa Đồng
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA BIỆN PHÁP Sinh thời Bác Hồ đã nói. “Trẻ em là tương lai của đất nước” Nhưng thực tế thì sao ? Bản thân tôi thấy không những trẻ mới đi học như trẻ nhà trẻ , trẻ 3 tuổi đi học còn khóc mà ngay cả những trẻ 4-5 tuổi một số trẻ vẫn khóc . Không những đầu năm mà ngay cả đến thời gian cuối năm trẻ đã được làm quen với mội trường học tập ở lớp mà trẻ vẫn khóc . Còn đối với trẻ 5 tuổi lớp tôi, trẻ đi học không còn khóc nữa nhưng trẻ chưa hứng thú khi đến lớp, tâm lý trẻ không thoải mái, chưa tự tin,trẻ còn rụt rè, nhút nhát, sợ sệt. Một số trẻ thì không hoà đồng với bạn,một số trẻ thì sống khép kín không cởi mở nói chuyện cùng cô và các bạn khi đến lớp... Như chúng ta đã biết trẻ em có hạnh phúc vui vẻ thì khi ở lớp trẻ mới có thể tiếp thu được tốt các kiến thức mà cô giáo dạy trẻ, trẻ mới được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao . Chính vì những lý do trên tôi xin được trình bày “ Một số biện xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non xã Nghĩa Đồng” Để thực hiện đề tài “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường Mầm non xã Nghĩa Đồng “, tôi tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu bằng phương pháp quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm tạo ra các tình huống để trẻ thực hiện. Với những tiêu chí tham gia vào các hoạt động giáo dục do cô giáo tổ chức đã thu được kết quả như sau: Kết quả trước khi thực hiện đề tài TT Nội dung khảo sát Tốt % Khá % TB % 1 Trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái. 10 31 9 28 13 41 Trẻ mạnh dạn, gần gũi tự tin, tích cực 2 12 37 13 41 7 22 3 Trẻ thân thiện, đoàn kết với bạn. 17 53 12 37 3 10 Trẻ chủ động phối hợp với bạn, với cô giáo. 4 15 47 8 25 9 28 Trẻ bộc lộ tâm tư, nguyện vọng và ý tưởng của bản thân. 5 9 28 11 34 19 59 KHÓ KHĂN * Về phía nhà trường Cơ sở vật chất và nguồn kinh phí của Nhà trường còn hạn hẹp nên việc thực hiện và đáp ứng yêu cầu và tiêu chí của chuyên đề “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” còn gặp một số khó khăn và hạn chế nhất định . * Về phía giáo viên: Xây dựng trường, lớp hạnh phúc là chuyên đề mới nên kiến thức của giáo viên về chuyên đề còn chưa sâu. Bởi dù ở lứa tuổi nào, trẻ cũng có những biểu lộ cảm xúc vui, buồn, yêu, ghét như người lớn. Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ được lên tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. * Về phía phụ huynh: Sự phối kết hợp với giáo viên và phụ huynh trong việc thực hiện ý tưởng tạo một môi trường, một lớp học hạnh phúc cho các con chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. * Về phía trẻ Một số trẻ trong lớp còn e dè, nhút nhát và thiếu sự tự tin, không dám thể hiện mình khi tham gia các hoạt động với các bạn, với cô, đặc biệt là khi xuất hiện trước đám đông. Trẻ chưa mạnh dạn bộc lộ tâm tư, nguyện vọng của bản thân trẻ với cô giáo và với người lớn. Với khẩu hiệu của lớp tôi là “ LỚP HỌC HẠNH PHÚC – 1. Biện pháp 1: THAY ĐỔI VÌ MỘT TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC” Thay đổi nhận - Căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí để xây dựng một lớp học thức của giáo hạnh phúc . viên trong lớp - Giáo viên trong lớp chúng tôi đã trao đổi bàn bạc để thống nhất về việc xây dựng nội quy cũng như các hoạt động trong lớp. - Một lớp học hạnh phúc là phải có sự yêu thương, yêu thương bắt đầu từ sự chia sẻ với người khác mà không phải là sự ích kỷ đơn phương thực hiện. - Một lớp học hạnh thật sự hạnh phúc khi bản thân giáo viên phải là người hạnh phúc trước. - Tôi rất tâm đắc một câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một câu nói bao hàm tất cả những giá trị ngọt ngào hướng đến những ai làm về giáo dục “ Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới “ - Khi đến trường chúng tôi luôn nở nụ cười , cởi mở, thân thiện,vui vẻ .. - Bởi khi cô vui vẻ, thân thiện sẽ truyền lửa, truyền cảm hứng cho mọi người, cho bạn bè, cho đồng nghiệp, cho phụ huynh và cho trẻ. - Chúng tôi xác định việc xây dựng lớp học hạnh phúc không phải là vấn đề gì to tát , chỉ cần sống tôn trọng nhau, tôn trọng nhu cầu chính đáng và sở thích của nhau, không nặng nề, không áp lực, mà bằng những việc làm đơn giản hàng ngày, trẻ thích, cô vui thì sẽ được lan toả . ->>>>Từ đó sẽ tạo nên được môi trường hạnh phúc Biện pháp 2: Tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ đến lớp. Menu lời chào yêu thương Biện pháp 3: Tạo môi trường lớp học sinh động , sáng tạo. • Khi thiết kế các hoạt động trong lớp tôi luôn chú ý : • Bố trí các góc hoạt động hợp lý . • Tên , ký hiệu các góc đơn giản gần gũi với trẻ được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. • Đồ dùng, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng để trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng và dễ cất. • Đồ dùng đồ chơi phải được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu, hứng thú của trẻ. • Tôi cho trẻ tham gia ở các góc để trẻ tiếp cận và khám phá nhiều đồ chơi hấp dẫn, đồng thời tạo điều kiện cho trẻ vui chơi với nhau Biện pháp 4: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động . • Như hoạt động tạo hình: • Thay vì chỉ dùng bút chì,bút màu gây tâm lý nhàm chán cho trẻ thì sẽ lựa chọn những hoạt động sáng tạo sử dụng các nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có như: Lá cây, sỏi, hạt đậu, hạt ngô để trẻ thoả sức sáng tạo Hình ảnh hoạt động tạo hình hoa từ hoa và lá cây • Hoạt động ngoài trời: • Là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ vô cùng hứng thú . Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và thế giới xung quanh. Khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, giúp trẻ tăng vốn sống và trẻ có thể tự do hoạt động. Đồng thời trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi ra ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ, Trong giờ hoạt động ngoài trời dưới sự hướng dẫn của các cô trẻ luôn có sự gần gùi, như được hoà mình với thiên nhiên . Bên cạnh những trò chơi vận động trẻ còn được chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời tại chính ngôi trường thân yêu của mình . • Hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại và giao lưu: • Qua hoạt động trải nghiệm trẻ được tìm hiểu về một số địa danh của địa phương, một số ngành nghề trong xã hội,Từ đó mở rộng thêmHình hiểu ảnh biết hoạt của động trẻ về tạo xã hình hoa từ hoa và lá cây hội cũng như tình yêu quê hương, đất nước, yêu quý một số ngành nghề, động thực vật. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ giáo viên đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần. Hình ảnh trẻ trải nghiệm tham quan cánh đồng màu Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc xây dựng lớp Mầm non hạnh phúc.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.pptx