Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Năm học 2021-2022

Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng, lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” năm học 2021- 2022 làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân.

docx 16 trang giangvu 08/05/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Năm học 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Năm học 2021-2022
 2
 PHẦN DANH MỤC VÀ KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
 PHẦN DANH MỤC KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
1. Ban Giám Hiệu 1. BGH
2. Giáo viên 2. GV
3. Phòng giáo dục - Đào tạo 3. PGD - ĐT
4. Mầm non 4. MN 4
 Là một giáo viên tôi hiểu rằng “ Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và 
trò đều có cảm giác "muốn đến". Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó 
trẻ được lên tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, 
dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình trong môi 
trường học đường. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. 
Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân 
mình.Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. 
 Để có một lớp học hạnh phúc thì cần phải có một ngôi trường hạnh phúc, 
trước tiên cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực 
hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa giáo viên với giáo viên, với 
BGH nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh 
phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Đối với các bậc phụ huynh, mỗi 
ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa.. Một môi 
trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và 
dựa trên yêu thương.
 Từ các yếu tố đó tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng lớp 
học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” trong quá trình thực 
hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
 a.Thuận lợi:
 Là một giáo viên gắn bó với nghề 5 năm, tôi luôn cố gắng phấn đấu, học 
hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Đối với trẻ tôi luôn yêu thương và quan tâm 
đến trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm tòi và tạo các hoạt động giúp trẻ 
hứng thú và vui vẻ đến lớp. 
 BGH nhà trường luôn chỉ đạo sát sao quan tâm bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ cho giáo viên. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình thể hiện được 
một số góc trải nghiệm cần thiết cho trẻ để trẻ được thực hành, làm quen ở mọi 
lúc mọi nơi.
 Là GV nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng 
ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp. Trẻ được phân chia học đúng theo độ 
tuổi, đi học chuyên cần, khỏe mạnh.
 - BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học các lớp chuyên đề do 
PGD - ĐT tổ chức. 
 - Là một ngôi trường có phòng học khang trang, đầy đủ để phục vụ trẻ 
học tập.
 - Môi trường rộng rãi, thoáng mát. 6
chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự 
chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công 
hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân 
mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây 
dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ  trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối 
quan hệ gia đình, cộng đồng, qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, 
học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở 
hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ.
 Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, đa dạng, phong phú 
trong trường mầm non góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, 
tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Hơn thế nữa, nó còn được ví 
như người mẹ thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu 
cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và 
phát triển toàn diện.
 Những khu vực không an toàn cho trẻ trong nhà trường như: Cầu trượt, nhà 
vệ sinh chúng tôi luôn theo dõi chặt chẽ khi cho trẻ hoạt động.
 Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng 
vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy 
rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ 
sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy 
định. 
 - Giúp trẻ tìm hiểu về dịch bệnh viêm đường hô hấp ( Covid 19). Do diễn 
biến phức tạp của dịch Covid 19, nhà trường đã chỉ đạo tới các lớp tuyên truyền 
phòng chống dịch tới phụ huynh và học sinh theo khẩu hiệu 5K. Bên cạnh đó là 
quy tắc 5 ngón tay để giúp trẻ hiểu thêm về bạo lực tình dục trong xã hội hiện 
nay. 8
 Trẻ luôn tin tưởng rằng “ Mình có thể làm được ”. Bởi trẻ được sống 
trong môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và các bạn, trẻ sẵn sàng 
chia sẻ nhu cầu, nguyện vọng của mình với cô giáo, các bạn cùng lớp, hay tự tin 
giao tiếp với môi trường xung quanh.
 3.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường tâm lý thân thiện, cởi mở và hỗ trợ 
trẻ
 Đây là môi trường ẩn, không sờ thấy như môi trường vật chất nhưng lại 
dễ dàng cảm nhận được vì đó là không gian chứa đầy cảm xúc. Trong môi 
trường, trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau, rơi vào các tình huống khác 
nhau, với các mối quan hệ khác nhau và đó cũng là bấy nhiêu lần tạo nên các 
cung bậc cảm xúc đa dạng, đôi khi đối lập. Tạo môi trường có bầu không khí 
thân thiện cởi mở để nhận biết và giúp trẻ vượt qua những khó khăn khi rơi vào 
các trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như sẵn sàng chia sẻ khi trẻ có tâm trạng 
vui vẻ, phấn khởi, giúp trẻ tự tin vào bản thân hơn, chủ động hơn, dám thể hiện 
mình trong mọi hoạt động.
 Ngoài ra môi trường thân thiện cởi mở cũng giúp cho giáo viên thấy 
không áp lực, mệt mỏi, tăng hiệu quả công việc, gắn bó với nhà trường, giúp nhà 
trường giảm bớt nỗi lo về nhân sự.
 Tôi luôn tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân bằng cách trang bị cho trẻ 
những kĩ năng cần thiết: biểu diễn, mời sinh nhật, chúc mừng sinh nhật,
 Chúng tôi đã thiết lập thói quen cho các hoạt động nhất định vào thời gian 
trong ngày của trẻ để trẻ được chủ động trong hoạt động của bản thân.
 Tôi đã xây dựng mối quan hệ tích cực trong lớp học (giữa GV và trẻ, giữa 
trẻ với nhau) dựa trên cơ sở tôn trọng trẻ, cho phép trẻ phản hồi, được nói 
chuyện, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một cách tự nhiên trong các hoạt động. 
Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe bằng sự nhẹ nhàng, ân cần - chu đáo, công 
bằng và thống nhất trong lời nói và việc làm của mình và không định kiến với 
trẻ.
 Tôi tạo cho trẻ sự thích thú, thoải mái, vui vẻ, cởi mở... bằng nhiều hình 
thức hoạt động hấp dẫn như kể chuyện vui, sử dụng yếu tố hài hước, dành nhiều 
sự quan tâm hơn đến trẻ mới đi học, trẻ trong thời kì chuyển lớp. Nhiều trẻ trước 
đây rất nhút nhát, thậm chí cô hỏi cũng không nói, chỉ lắc đầu và gật đầu thì bây 
giờ cũng đã mạnh dạn, biết thể hiện mình hơn như cháu : Thanh Giỏi, Minh 
Tuấn, Hoàng Thịnh.
 Nhiều trẻ biết phản hồi, nói chuyện, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một 
cách tự nhiên trong các hoạt động như cháu: Ngọc Ánh, Phương, Khánh Thi, 
Ngân Khánh, Trọng Khánh, Hưng.. 10
nhu cầu của bản thân trước và trong khi chơi. Trẻ được lựa chọn theo yêu cầu, 
khả năng của bản thân, trẻ được lựa chọn góc chơi, khu vực chơi, trẻ được lựa 
chọn đồ chơi, trẻ được lựa chọn vai chơi. Trẻ được đưa ra quyết định trong quá 
trình chơi, trong quá trình chơi đôi khi trẻ được thay đổi luật chơi cho phù hợp 
với hoàn cảnh thực tế diễn ra khi chơi. Trong quá trình chơi trẻ có thể được 
giao lưu sang các góc chơi khác nhau.
 Tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn 
tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ. Trong tất cả các hoạt động một 
ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý 
kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ 
nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi 
hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết.
 Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình 
tĩnh lắng nghe để trẻ tự giải quyết tình huống và đưa ra những lời khuyên phù 
hợp.
 Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen ngợi, động viên những thành 
công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời. Không chê cười khi trẻ thất bại, động 
viên để trẻ tiếp tục cố gắng.
 Thay vì la mắng dọa dẫm, cứ để trẻ tự nhiên nếu có sai, trẻ được nói ra 
cảm xúc của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. 
Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân 
mình. Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như 
duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một 
môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các 
lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành 
mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
3.3 Biện pháp 3: “Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các 
 hoạt động”.
 Hoạt động học là một trong những hoạt động chủ đạo trong một ngày của 
trẻ ở trường MN. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú trong 
mỗi hoạt động học, thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm hiểu 
và giải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là 
người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ.
 *Với hoạt động tạo hình
 Trước kia với hoạt động tạo hình các cô thường chọn đề tài dễ như “ vẽ 
hoa” “vẽ con thỏ”... vừa nhanh vừa sẵn các nguyên vật liệu như bút chì, bút màu 
mà trẻ đã được thực hành hàng ngày, những hoạt động gặp khuôn lặp đi lặp lại 12
 *Hoạt động chơi góc
 Ở hoạt động chơi góc trẻ được tham gia chơi những vai giàu cảm xúc như 
vai mẹ, bác sĩ, cô giáo,trẻ được trải nghiệm những cảm xúc phong phú. Để trẻ 
thực sự vui sướng và hạnh phúc khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề thì theo 
tôi vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ 
thể mà giáo viên nhập vai và sử lý tình huống cho trẻ, lựa chọn cách tác động 
phù hợp trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối không thô bạo, không bắt trẻ chơi theo ý 
tưởng của mình, mà để trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, vai chơi, bạn chơi.... 
như vậy trẻ mới thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc.
 * Hoạt động ăn-ngủ
 Ở bất kì một động nào thì vai trò của giáo viên cũng vô cùng quan trọng.
 Với giờ ăn - ngủ, có những trẻ rất sợ giờ ăn ở trên lớp, giờ ngủ vẫn còn 1 
số bạn khó ngủ hay thậm chí không ngủ. 
 Nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể lực sự 
phát triển trí tuệ của trẻ, nên tôi đã chủ động thay đổi phương pháp gây hứng thú 
tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc ăn hết 
xuất, giúp cơ thể phát triển toàn diện.
 Trong giờ ngủ đặc biệt tôi hay kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện , hay “hát 
ru”cho trẻ từ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp thân thiện cô đem đến cho trẻ như 
“mẹ hiền”.
 Hạnh phúc không phải là gì to tát cả, hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho 
trẻ cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương.
 Tôi cho rằng việc xây dựng lớp học hạnh phúc có tác dụng 2 chiều với cả 
cô và trẻ. “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các giáo viên cũng sẽ cảm thấy 
vui vẻ và hạnh phúc lây. Tôi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc 
hằng ngày và như được tái tạo năng lượng để sáng tạo. 
 Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo 
dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ 
chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công 
nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo 
dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những 
phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào 
phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội giảng 
thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. 
 3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh
 Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà 
trường. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã nêu rõ nội dung trọng tâm 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx