Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh

Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên trường mầm non xã Nghĩa Minh tiếp nhận CSVC mới với đầy đủ các phòng chức năng, khu hiệu bộ và các phòng học cho các độ tuổi. Lớp học rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện tốt nhất cho các con đến trường được tiếp xúc với môi trường mới, hiện đại và các trang thiết bị mới. Song song với việc chuẩn bị môi trường, tạo cảnh quan và thiết kế không gian theo hướng trẻ được trải nghiệm thì việc quan trọng nhất vẫn là thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã chỉ đạo trong CSGD trẻ. Là một giáo viên lâu năm và được BGH tin tưởng, luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của nhà trường. Khi ngành giáo dục phát động phong trào “Xây dựng trường học phúc” tôi cũng là người được BGH giao nhiệm vụ thực hiện ý tưởng: Mô hình lớp điểm phong trào “Xây dựng lớp học hạnh phúc”. Khi nhận nhiệm vụ, bản thân cũng không khỏi lo lắng, không biết bản thân có hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không. Nhưng với tình yêu nghề, yêu trẻ, mỗi ngày đến trường được nhìn thấy những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, được thấy các con luôn vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày đến trường thì mọi lo lắng lại tan biến, thay vào đó là quyết tâm để trẻ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
docx 34 trang giangvu 08/05/2024 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non xã Nghĩa Minh
 2
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên trường mầm non xã Nghĩa 
Minh tiếp nhận CSVC mới với đầy đủ các phòng chức năng, khu hiệu bộ và các 
phòng học cho các độ tuổi. Lớp học rộng rãi, thoáng mát tạo điều kiện tốt nhất 
cho các con đến trường được tiếp xúc với môi trường mới, hiện đại và các trang 
thiết bị mới. Song song với việc chuẩn bị môi trường, tạo cảnh quan và thiết kế 
không gian theo hướng trẻ được trải nghiệm thì việc quan trọng nhất vẫn là thực 
hiện nghiêm túc các nhiệm vụ mà ngành giáo dục đã chỉ đạo trong CSGD trẻ. Là 
một giáo viên lâu năm và được BGH tin tưởng, luôn đi đầu trong các phong trào 
thi đua của nhà trường. Khi ngành giáo dục phát động phong trào “Xây dựng 
trường học phúc” tôi cũng là người được BGH giao nhiệm vụ thực hiện ý tưởng: 
Mô hình lớp điểm phong trào “Xây dựng lớp học hạnh phúc”. Khi nhận nhiệm 
vụ, bản thân cũng không khỏi lo lắng, không biết bản thân có hoàn thành tốt 
nhiệm vụ hay không. Nhưng với tình yêu nghề, yêu trẻ, mỗi ngày đến trường 
được nhìn thấy những ánh mắt ngây thơ, trong sáng, được thấy các con luôn vui 
vẻ và hạnh phúc mỗi ngày đến trường thì mọi lo lắng lại tan biến, thay vào đó là 
quyết tâm để trẻ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 Hạnh phúc – với mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, nhưng trong 
con mắt trẻ thơ hạnh phúc chỉ đơn giản là được an toàn, được yêu thương và tôn 
trọng. Sống trong một ngôi trường an toàn, hạnh phúc, ấm áp yêu thương và tràn 
ngập tiếng cười, trẻ sẽ được phát triển toàn diện về tâm lý, thể chất, trí tuệ và 
cảm xúc tích cực, từ đó trẻ luôn vui vẻ, tự tin, mạnh dạn khi đến lớp, yêu thích 
đến trường mỗi ngày. Để làm được điều đó, bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu 
các biện pháp xây dựng một lớp học hạnh phúc thực sự, ở đó trẻ luôn được lắng 
nghe, tôn trọng và được yêu thương, đáp ứng nhu cầu, hứng thú, phát huy tính 
tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân mình. Và 
với những kinh nghiệm đạt được trong quá trình nghiên cứu, áp dụng, tôi mạnh 
dạn chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 – 6 
tuổi ở trường mầm non xã Nghĩa Minh” với mong muốn chia sẻ và lan tỏa 4
kinh nghiệm thực hiện các chuyên đề “Chuyên đề xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực”; đi dự giờ các đợt về chuyên đề “Xây dựng môi trường 
lấy trẻ làm trung tâm”, “Xây dựng trường học hạnh phúc” cũng như những 
chuyên đề, các phong trào thi đua khác do Phòng GD&ĐT huyện và các cấp tổ 
chức.
 Trường lớp được xây dựng hoàn toàn mới, tạo điều kiện cho giáo viên 
thỏa sức sáng tạo, linh hoạt áp dụng những cách thức tạo môi trường phát huy 
tính tích cực cho trẻ.
 CSVC, ĐDĐC lớp học tương đối đầy đủ, sạch sẽ, bảo đảm an toàn cho trẻ.
 Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu 
nghề, mến trẻ. Có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ, luôn tìm tòi, học 
hỏi các phương pháp tổ chức theo hướng lấy trẻ làm trung tâm để dạy trẻ.
 Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong trường, nhất là 
những đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề.
 Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em 
mình đến lớp. Phụ huynh luôn sẵn sàng chia sẻ và hợp tác cùng giáo viên trong 
CSND&GD trẻ.
 b. Khó khăn
 + Về trẻ: Do số lượng trẻ trên lớp khá đông, mỗi trẻ lại có những cá tính 
riêng biệt. Bên cạnh đó đa số trẻ đều được gia đình nuông chiều vì thế trẻ 
thường bướng bỉnh, đôi khi không thực hiện theo yêu cầu gợi ý, hướng dẫn của 
giáo viên.
 + Phụ huynh học sinh: Do đa số cha mẹ trẻ đều là công nhân ít có thời 
gian chăm sóc và dạy dỗ trẻ, trẻ ở nhà với ông bà và được ông bà đưa đón đi học 
vì thế việc trao đổi, tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ gặp nhiều khó khăn. 
Bên cạnh đó, nhiều gia đình có ông bà ở nhà nên đôi lúc thời tiết thay đổi là cho 
cháu nghỉ học, dẫn đến trẻ quen được nuông chiều và không thích đi học.
 + Giáo viên: Thời gian làm việc ở trường lớp quá dài, đi sớm, về muộn và 
trực buổi trưa nên đôi khi giáo viên cảm thấy mệt mỏi, chưa phát huy hết khả 
năng sáng tạo trong tổ chức hoạt động. Các hoạt động trải nghiệm còn mang tính 6
 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
 Sau khi khảo sát, tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân, dựa vào những tiêu 
chí của phong trào “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc”, áp dụng những biện 
pháp mới vào chính lớp học mà tôi đang chủ nhiệm. Cụ thể như sau:
 2.1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm 
nâng cao nhận thức về phương pháp XDMT “Lấy trẻ làm trung tâm”
 Để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, trước tiên bản thân mỗi giáo 
viên cần nắm vững nội dung chương trình giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, với 
xu thế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và nhận thức của con người ngày 
một nâng cao, vì vậy, để kịp thời nắm bắt các nội dung và phương pháp mới mỗi 
giáo viên cần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, giúp bản 
thân có nhận thức đúng đắn và trang bị cho mình những hiểu biết, các kiến thức 
cơ bản về giáo dục mầm non. Từ đó giúp bản thân chủ động, tự tin trong quá 
trình xây dựng và tổ chức các hoạt động ND,CS&GD trẻ.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tự bồi dưỡng, bản thân tôi 
luôn tích cực tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Phòng 
GD&ĐT tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, lắng nghe và 
ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp, BGH những 
vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôi quan tâm như: Tạo môi 
trường cho trẻ trải nghiệm,đổi mới phương pháp giảng dạy.
 Các giáo viên trong trường tham gia sinh hoạt chuyên môn 8
và chưa được: Trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động hay không? Trong quá 
trình hoạt động trẻ tham gia như thế nào, mức độ thoải mái ra sao? Có mạnh 
dạn, tự tin hay không?... Từ đó, tôi rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, 
sau đó thay đổi và áp dụng linh hoạt trong hướng dẫn các hoạt động của trẻ tại 
lớp. Ngoài ra, thông qua các buổi dự giờ tại trường bạn hay lớp bạn tôi cũng chú 
trọng quan sát cách tạo môi trường lớp học cho trẻ, học hỏi những cách thức tạo 
môi trường sáng tạo, mang tính trải nghiệm cho trẻ; những cách thức tạo cơ hội 
cho trẻ được tham gia hoạt động và mức độ thoải mái của trẻ khi được trải 
nghiệm trên môi trường đó ra sao để áp dụng vào môi trường lớp học của mình 
phụ trách, giúp trẻ được trải nghiệm một cách tích cực.
 Các giáo viên trong trường đang tham gia dự giờ tiết dạy hội giảng.
 2.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường trong và ngoài lớp học sinh động, 
sáng tạotheo hướng trải nghiệm, thu hút sự chú ý của trẻ.
 Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm trong trường mầm 
non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của 
trẻ ở lứa tuổi mầm non. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát 
hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Trẻ được trải nghiệm, tham gia 
các hoạt động vui chơi, từ đó giúp trẻ tự tin, năng động hơn. Đồng thời trẻ được 
tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến 
thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Bên cạnh đó môi trường giáo dục 10
 Bé tham gia các hoạt động khu vực gầm cầu thang
 Là một ngôi trường mới, trường Mầm non xã Nghĩa Minh đã áp dụng mô 
hình “Dạy học ứng dụng các phương pháp tiên tiến như Steam, Montessori .” 
nhằm trao cho trẻ quyền chủ động và sáng tạo trong mở rộng và khám phá kiến 
thức, với sự hỗ trợ khuyến khích, khơi gợi của giáo viên, trẻ tự khám phá, tìm 
hiểu thực tiễn thông qua việc tham quan trong và ngoài trường.
 Các bé cùng cô tham gia các hoạt động tham quan trải nghiệm ngoài lớp học
 Bên cạnh môi trường ngoài trời, môi trường trong lớp học không kém 
phần quan trọng đối với trẻ mầm non. Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, tôi đã 
nghiên cứu tạo một môi trường trong lớp học, với những màu sắc sinh động và 
ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen 
thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ và các hình ảnh có thể tháo rời hay thay 
đổi theo chủ đề hay sự kiện. Các góc hoạt động được bố trí một cách hợp lí, sắp 12
 Các góc được bố trí hợp lí, thuận tiện và an toàn, đồ dùng, đồ chơi được 
 để trong rổ, hộp có dán tên, kí hiệu
 Đặc biệt tôi thường xuyên nghiên cứu và tự làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo 
cho trẻ hoạt động như: Cây, hoa, rau, nhạc cụ, dụng cụ thể thao, vật dụng gia 
đình, biển báo giao thông, đồ dùng học tập, đồ chơi  Hầu hết các sản phẩm tự 
làm đều được tận dụng từ các vật liệu phế thải, dễ tìm kiếm tại địa phương và 
được phụ huynh của lớp ủng hộ.
 Đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng những nguyên vât liệu phế thải
 tham gia dự thi ở trường
 Có thể nói việc xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở là thực sự 
cần thiết và rất quan trọng. Nó giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động 
của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. 
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và 14
 Trong các hoạt động tôi luôn chú ý bao quát trẻ để đảm bảo trẻ luôn vui 
vẻ và an toàn, nhất là khi các con ra ngoài tham gia hoạt động ngoài trời hay 
giao lưu tập thể. Trong quá trình hoạt động tôi lồng ghép dạy trẻ kỹ năng tự bảo 
vệ bản thân; như: An toàn khi đi cầu thang: Xếp hàng và đi theo hàng, khi đi 
phải vịn tay vào lan can, không xô đẩy bạn. Khi tham gia hoạt động không 
được đi quá xa hoặc đến gần những nơi nguy hiểm; Không leo trèo cầu thang 
hay hàng rào Ngoài ra tôi còn tận dụng thời gian rảnh để dạy trẻ kỹ năng xử lý 
tình huống khi bị bắt cóc, bị lạc hay tham gia giao thông 
 Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cùng cô
 Hoạt động dạy kỹ năng sống của cô và trò
 Đối với CSVC lớp học, tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau 
mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx