Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường MN
Như chúng ta đã biết trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước và để có một thế hệ trẻ có điều kiện phát triển toàn diện thì môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái, hạnh phúc của cô và trò – sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh. Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ. Tôi cần tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc.
Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi. Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng cô giáo và các bạn khi đến lớp. ‘‘Làm sao để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện”
Vâng, việc dạy dỗ các em không hề đơn giản như tôi từng ước mơ. Tất cả mọi thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu chúng ta không hiểu, không từng ngày thật sự nổ lực và cố gắng. Nếu ai đó hỏi chúng tôi một câu: Nghề dạy học bây giờ thật sự áp lực không?
Tôi xin thẳng thắn nói rằng: Nghề giáo trong bối cảnh hiện nay đối với chúng tôi thật sự áp lực. Áp lực từ yêu cầu ngày càng đổi mới của toàn ngành, áp lực từ lòng mong mỏi của phụ huynh, trọng trách ‘‘trồng người” mà toàn xã hội giao phó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường MN
2 phải khiến cho trẻ sợ và học và chơi trong áp lực. Từ đó, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc. Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng nhất đối với giáo viên mầm non, là đón những mầm non bỡ ngỡ, thật nhanh chóng tạo một môi trường mới hoàn toàn tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các em là một ngày vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ non của trẻ. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu thực trạng lớp học mầm non hiện nay, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngại nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm kém, rụt rè. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệ trồng người của mình. Giúp cho học sinh và học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, lớp. Giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnh phúc thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biện là nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Lớp 4 tuổi B1 Trường mầm non Phú Cường. Số trẻ: 29 trẻ. 4 PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1.1. Cơ sở lý luận Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Bác Hồ đã từng khẳng định rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là đích vươn đến, mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người, trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia. Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻ vì đạt được ý nguyện. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dây chuyền mà Hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo; ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của Hiệu trưởng. Tôi rất tâm đắc với Tựa đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục. Câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục. Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực... Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục 6 có thể khích lệ, hỗ trợ trẻ kịp thời, để tạo cho trẻ cảm giác được an toàn, được quan tâm và yêu thương trong lớp học. 2. Thực trạng vấn đề nhiên cứu 2.1. Thuận lợi Luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn về lớp học hạnh phúc để tăng thêm sự hiểu biết về kiến thức về xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ.. Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. Giáo viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, luôn cố gắng tìm tòi, về một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc một cách hiệu quả nhất. 2.2. Khó khăn Do ảnh hưởng của dịch Covid -19 kéo dài từ năm học trước nên trẻ còn nhút nhát, ngại nói chuyện cùng cô và các bạn trong lớp. Nên việc tương tác giữa cô và trẻ gặp nhiều khó khăn. Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử Một số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh Nhận thức của một số phụ huynh chưa đầy đủ dẫn đến việc một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc đến lớp của con em mình ở lứa tuổi mầm non. 2.3. Khảo sát thực trạng Trước khi vào thực hiện đề tài tôi đã khảo sát khả năng của trẻ khi tham gia hoạt động khám phá với các tiêu chí. Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi người - trẻ hiểu qui tắc xã hội, biết thể hiện tình cảm yêu thương, chia sẻ, với 8 đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100 %. Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi mầm non sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định. Giúp trẻ tìm hiểu về dịch bệnh viêm đường hô hấp (Covid 19). Do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, nhà trường đã chỉ đạo tới các lớp tuyên truyền phòng chống dịch tới phụ huynh và học sinh theo khẩu hiệu 5K. Bên cạnh đó là quy tắc 5 ngón tay để giúp trẻ hiểu thêm về bạo lực tình dục trong xã hội hiện nay. Minh chứng 2: Hình ảnh giáo viên dọn vệ sinh, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau mỗi ngày học đảm bảo an toàn cho trẻ. Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy trẻ phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là tinh thần món ăn của trẻ, tôi đã nắm bắt được tâm lý của trẻ theo đúng độ tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “Con cần gì” “ Cô nghĩ là còn làm được”.Biết được trẻ cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ. Minh chứng 3: Hình ảnh giáo viên trò truyện với trẻ để hiểu hơn về tâm lý của trẻ. Giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn khi đến lớp. Tôi luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của trẻ nên hàng đầu, khi cô đặt trẻ nên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có 10 tượng 4 nhóm chất (Đạm, bột đường, vitamin, béo) trẻ sẽ chọn các thực phẩm giàu chất tương ứng dắt vào ô; hôm sau trẻ chơi bán hàng trẻ tháo hình cũ xuống gắn hình mới vào Minh chứng 4: Hình ảnh trang trí góc phân vai. Bên cạnh những hình ảnh to để trang trí chính ở các góc, các mảng tường chính, thì những chi tiết phụ họa cũng được tôi chú trọng để làm nổi bật các góc, thu hút trẻ như: hàng rào, hoa leo, chân tường, bụi cỏ, bụi hoa nhỏ. Để thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ tôi trang trí trong lớp học với những hình ảnh trái tim, nốt nhạc, và đôi tay để trẻ lựa chon chào hỏi thân thiện khi đến lớp. Minh chứng 5: Hình ảnh trang ngoài cửa lớp đón chào trẻ đến lớp mỗi ngày. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian trong lớp, ngoài sảnh hè, khu vực vệ sinh đề phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày của trẻ đề được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục đích phát triển toàn diện về: thể chất; trí tuệ; thẩm mĩ; đạo đức; xã hội. Thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Từ cách trang trí đó mà trẻ lớp tôi hoạt động tích cực, hứng thú, say mê, không còn nhàm chán, dập khuôn, máy móc như trước nữa. Góc nghệ thuật: Tôi trang trí nhưng bức tranh mẫu của cô tranh được làm từ các nguyên liêu phế thải, tự nhiên sẵn có như tranh đá, tranh từ cách nắp chai mang tính nghệ thuật cao hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, tranh trẻ và cô cùng thực hiện tranh trẻ đang làm chưa hoàn thiện bằng nhiều nguyên vật liệu vỏ ngao, sò ốc hến đá cuội nắp chai, tăm bông, len, rơm rạ, bẹ ngô, ống hút mo cau,và các loại nhạc cụ được làm từ hộp bánh bìa cát tông do cô cùng trẻ thực hiện. Tôi còn chuẩn bị sẵn nhiều nguyên vật liêu sẵn có từ thiên nhiên cho trẻ tự do sáng tạo trên mọi chất liệu. Minh chứng 6: Hình ảnh trang trí góc nghệ thuật. Góc xây dựng. Tôi hướng trẻ xây dựng những ngôi nhà công trình cây xanh rời cho trẻ tự do lắp ghép xây dựng theo các công trình theo ý trẻ muốn, phía dưới là các rổ đựng các hàng rào rời, cây xanh rời rau củ quả rời theo từng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx