Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Thanh Minh

Hạnh phúc đối với lứa tuổi trẻ mầm non đó là khi đến lớp trẻ được làm những điều mà mình yêu thích và say mê. Cảm xúc trẻ được hân hoan, vui mừng, thoải mái khi được khen ngợi. Lớp học hạnh phúc là cô và trẻ có một môi trường an toàn, an toàn về thể chất và cả tinh thần. Ở lứa tuổi này trẻ có tính cách tò mò, tìm tòi và khám phá đó là điểm khác biệt ở trẻ mầm non. Vì vậy mà tôi vẫn luôn tôn trọng những sự khác biệt đó của trẻ. Khi trẻ được yêu thương, trìu mến, tôn trọng thì hầu hết các con đều rất vui mừng và cảm thấy hạnh phúc. Trẻ cũng rất lo sợ khi bị thờ ơ, lạnh nhạt. Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp và được “Học bằng chơi, chơi bằng học”, khơi gợi niềm yêu thích được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm qua các hoạt động trong ngày.

Phát động phong trào “Trường học Hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo dục. Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình.

“ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh , thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.

docx 26 trang giangvu 08/05/2024 1590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Thanh Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Thanh Minh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Thanh Minh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên
 (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
 Tên tôi là: Hoàng Thị Hoàn
 Chức vụ: Giáo viên
 Trường: Trường mầm non Thanh Minh
 Điện thoại: 0975723683. Email: hoantrang83@gmail.com
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh 
Yên xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho 
trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” 
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giáo dục cho trẻ từ 4-5 tuổi 
trong trường mầm non.
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày sáng 
kiến được áp dụng lần đầu: 3/2022.
 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng lớp học 
hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”
 4.1: Cơ sở lý luận
 4.2:Cơ sở thực tiễn
 4.3 Nội dung sáng kiến
 Thấy được sự cần thiết của việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tôi 
đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau:
 4.1.3: Tôn trọng cảm xúc, sự khác biệt của trẻ
 4.2.3: Xây dựng lớp học an toàn
 4.3.3: Xây dựng lớp học hạnh phúc bằng tình yêu thương.
 4.4.3: Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua các hoạt động trong ngày.
 5. Điều kiện áp dụng: 
 - Trẻ được áp dụng sáng kiến đều có cùng độ tuổi, đi học đều BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1.Lời giới thiệu:
 Hạnh phúc đối với lứa tuổi trẻ mầm non đó là khi đến lớp trẻ được làm 
những điều mà mình yêu thích và say mê. Cảm xúc trẻ được hân hoan, vui 
mừng, thoải mái khi được khen ngợi. Lớp học hạnh phúc là cô và trẻ có một môi 
trường an toàn, an toàn về thể chất và cả tinh thần. Ở lứa tuổi này trẻ có tính 
cách tò mò, tìm tòi và khám phá đó là điểm khác biệt ở trẻ mầm non. Vì vậy mà 
tôi vẫn luôn tôn trọng những sự khác biệt đó của trẻ. Khi trẻ được yêu thương, 
trìu mến, tôn trọng thì hầu hết các con đều rất vui mừng và cảm thấy hạnh phúc. 
Trẻ cũng rất lo sợ khi bị thờ ơ, lạnh nhạt. Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo 
dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp và được “Học 
bằng chơi, chơi bằng học”, khơi gợi niềm yêu thích được thông qua các trò chơi 
và những trải nghiệm qua các hoạt động trong ngày.
 Phát động phong trào “Trường học Hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo 
dục. Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính 
mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió 
mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh 
để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình. 
 “ Trẻ em hôm nay- Thế giới ngày mai”
 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. 
Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những 
đứa trẻ khỏe mạnh , thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng 
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. 
 Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự 
nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác 
Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có 
được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần 
lớn ở công học tập của các cháu” 
 Chính vì vậy Môi trường lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các 
hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học 
không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò – sự yên tâm tin 
tưởng của phụ huynh. Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ. Tôi cần tạo nên 
 1 lớp phấn khởi vui vẻ thì cô cũng cảm thấy có động lực, hạnh phúc hơn. Để có 
được lớp học “hạnh phúc, vui vẻ” thì việc đầu tiên đó là khi cô đến lớp cô giáo 
phải là người hạnh phúc để lan tỏa niềm vui hạnh phúc đến với con trẻ.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với 
sự phát triển toàn diện của trẻ về cảm xúc. Qua tình hình thực tế của lớp, tôi 
dành thời gian nghiên cứu và đã chọn giải pháp “Một số biện pháp xây dựng 
lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. Với mong muốn 
để trẻ cảm nhận được niềm, vui hạnh phúc khi tới lớp học.
 7.2: Cơ sở thực tiễn.
 a.Thuận lợi: 
 - Ban giám hiệu rất năng động trong sự đổi mới, quản lý điều hành và luôn 
tạo điều kiện để bản thân được tham gia dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ, tham dự và thực hiện chuyên đề, tiết dạy thao giảng trao đổi, rút kinh 
nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt có 
rất nhiều ý kiến thảo luận, xây dựng tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả việc xây 
dựng lớp học hạnh phúc – trường học hạnh phúc.
 - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn cố gắng học tập, yêu nghề, mến trẻ 
say sưa với công việc, có kiến thức ứng dụng công nghệ, luôn chịu khó sưu tầm 
các nguyên vật liệu sáng tạo cho trẻ hoạt động.
 - Nhà trường có nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy hỗ trợ, 
góp ý giúp tôi xây dựng những ý tưởng thành hiện thực.
 - Đa số trẻ ngoan ngoãn, khỏe mạnh, mạnh dạn, tự tin, tích cực chủ động 
tham gia vào mọi hoạt động.
 - Một số phụ huynh có nhận thức tốt và quan tâm hơn đến sự phát triển của 
con mình nên tích cực phối hợp và hưởng ứng các phong trào sưu tầm, góp các 
nguồn nguyên vật liệu cùng cô làm các đồ dùng tạo môi trường đa dạng cho trẻ 
hoạt động trải nghiệm. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con đến trường.
 b. Khó khăn:
 - Dựa trên thực tế ở lớp trẻ cùng chung độ tuổi là 4-5 tuổi nhưng phát triển 
tâm lý và kỹ năng chơi của trẻ không đều, nhút nhát chưa mạnh dạn, tự tin.
 - Một số ít phụ huynh còn xem nhẹ việc chăm sóc - giáo dục, xem việc hoạt 
động vui chơi của trẻ ở độ tuổi mầm non chỉ là sự tiêu khiển cho vui, chưa ý 
thức được vui chơi đóng vai trò chủ đạo quyết định ý thức và sự phát triển tri thức 
 3 trẻ thực hiện theo yêu cầu của mình mà nên linh hoạt để trẻ được thoải mái hoạt 
động, làm những điều mình thích ở trong giới hạn cho phép. Đây chính là cơ hội 
để cho trẻ bộc lộ hết khả năng, tính cách cũng như cá tính riêng của mình. Từ 
đó, giáo viên và gia đình có thể dễ dàng định hướng, áp dụng các phương pháp 
giáo dục thích hợp.
 Là một giáo viên dạy trẻ 4-5 tuổi, ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động. Những 
buổi đầu nhận lớp chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn. Tôi bắt đầu 
quan sát chú ý đến từng trẻ, lắng nghe để thấu hiểu dần dần tôi đã nắm bắt được 
tính cách cũng như thói quen của trẻ để dần đưa trẻ vào nề nếp một cách nhẹ 
nhàng không áp đặt và tạo sự gần gũi với trẻ.
 Trẻ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó các em được chia sẻ và được 
lắng nghe, được thể hiện một cách đầy tôn trọng. Thay vì chúng ta la mắng, dọa 
dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, tạo cơ hội để trẻ được nói ra cảm xúc của mình 
trong môi trường học đường. Điều đó sẽ giúp trẻ ngoan hơn, mạnh dạn, tự tin 
hơn. Từ đó giúp trẻ rèn luyện có ý thức tốt hơn và khả năng tập trung từ chính 
nhận thức của bản thân mình. 
 Ví dụ: Tôi thấy trẻ nói bậy, tôi sẽ không mắng hay quát trẻ mà lại trực tiếp 
nói nhẹ nhàng với trẻ: “Con nói như vậy là không ngoan, chưa lễ phép, lần sau 
con không nói như vậy nữa”. 
 Đặc biệt ở lớp tôi còn có cháu mắc chứng “Tự kỉ - tăng động”. Trẻ luôn 
hiếu động, nhận thức và cảm xúc của trẻ luôn khác biệt với các trẻ trong lớp. 
Tuy vậy bản thân tôi luôn tôn trọng sự khác biệt của trẻ đó. Đối với trẻ mắc 
chứng “ Tự kỉ - tăng động” tôi luôn kiên nhẫn hướng dẫn định hướng trẻ trong 
mọi hoạt động, không nóng vội để dần dần trẻ hòa nhập với các trẻ trong lớp.
 Trong các hoạt động của trẻ, tôi luôn tôn trọng năng lực, sở thích của mỗi 
trẻ và trao quyền làm chủ cho các con cũng như tôn trọng tình cảm, cảm xúc của 
các con. 
 Ví dụ: Hoạt động tạo hình “Gia đình của bé” trong bức tranh tôi chuẩn bị 
có bố, mẹ và em bé. Yêu cầu của tôi trong tiết học đó là trẻ trang trí áo cho bố 
mẹ và em bé. Nhưng trong lớp có một trẻ không trang trí áo cho bố dù trẻ làm 
bài xong rất sớm. Thấy vậy, tôi lại gần động viên trẻ hoàn thành bài của mình 
như trẻ nhất quyết không trang trí. Tôi gần gũi trẻ, nhẹ nhàng tìm hiểu nguyên 
nhân thì biết bạn nhỏ đó không có bố, mẹ bạn là mẹ đơn thân vì vậy trẻ chưa bao 
giờ được gặp bố nên không biết bố thích mặc áo gì để trang trí. Lúc đó tôi không 
 5 Hình ảnh 1: Ảnh trẻ hoạt động góc.
 Mỗi trẻ có một đặc điểm tính cách khác nhau, nên mỗi trẻ có một nếp sinh 
hoạt “Ăn, uống, ngủ, vệ sinh” khác nhau. Để lớp học có nề nếp trong sinh hoạt 
bản thân tôi luôn kiên nhẫn, lắng nghe, uốn nắn định hướng trẻ không vội vàng 
dẫn đến gò ép đối với trẻ, luôn tôn trọng nhu cầu mong muốn của trẻ. 
 Biện pháp 2: Xây dựng lớp học an toàn
 Lớp học hạnh phúc, điều đầu tiên cần xây dựng đó chính là môi trường 
giáo dục “An toàn”. Đối với trẻ mầm non môi trường giáo dục an toàn bao gồm 
cả “thể chất” và “tinh thần”.
 An toàn về thể chất trước hết trẻ được phát triển khỏe mạnh, chế dộ dinh 
dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của 
trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Chính vì lẽ đó ở trường mầm non việc chăm sóc giờ 
ăn cho trẻ là hết sức cần thiết. Trẻ phát triển toàn diện, cân đối, hài hòa, phụ 
thuộc hoàn toàn vào chất lượng nuôi dưỡng, chất lượng bữa ăn hàng ngày của 
đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy mà các bữa ăn của trẻ ở trường luôn được các 
cô giáo chú ý và chăm sóc tận tình chu đáo. Để giúp trẻ ăn ngon miệng trước 
mỗi bữa ăn chúng tôi luôn tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ, thân thiện, gần gũi.
 Ví dụ: Trước bữa ăn để tạo tâm lý hứng thú thoải mái tôi thường trò 
chuyện, đọc thơ, câu đố, hát  như hát bài “Mời bạn ăn”, đọc thơ “Bắp cải 
xanh” ..qua đó giáo dục trẻ về tác dụng của việc ăn uống đầy đủ chất dinh 
dưỡng hay đọc thơ “Giờ ăn”, “Rửa tay sạch”.. để hình thành các kỹ năng vệ 
sinh cho trẻ.
 Trong giờ ăn tôi luôn vui vẻ, ân cần, nhẹ nhàng động viên trẻ ăn hết khẩu 
phần, cô không phạt mắng, cáu gắt khi trẻ ăn. Cô động viên trẻ ăn ngon miệng, 
ăn từ tốn, nhai kỹ, không cười đùa, nói chuyện trong giờ ăn. Đặc biệt quan tâm 
đối với trẻ yếu, mới ốm dậy, ăn khó, ăn chậm, biếng ăn và trẻ suy dinh dưỡng 
nhằm đảm bảo cho trẻ ăn no, ăn hết suất. Khi trẻ ăn cô luôn luôn bao quát để 
uốn nắn tư thế ngồi, cầm thìa, xúc ăn.
 Bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ thì vận động giữ vị trí 
quan trọng trong giáo dục thể chất cho trẻ. Sự phát triển vận động của trẻ được 
thông qua nhiều hình thức và được lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của 
trẻ như: Thể dục sáng, trò chơi vận động, tiết học thể dục, trò chơi thể thao, lao 
động chính những trải nghiệm đó giúp trẻ vừa được làm quen với việc rèn 
luyện sức khỏe bản thân, phát triển tốt trí lực, vừa giúp hình thành nhiều đức 
tính tốt đẹp của trẻ. Hàng ngày các con được rèn luyện tập thể dục, tham gia các 
 7

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx