Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp B3 trong trường mầm non
Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc với mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau nhưng trong con mắt trẻ thơ hạnh phúc chỉ đơn giản là được an toàn, được yêu thương và tôn trọng. Trẻ được sống trong môi trường an hoàn, hạnh phúc, ấm áp yêu thương và tràn ngập tiếng cười trẻ sẽ được phát triển toàn diện tâm lý, thể chất, trí tuệ và cảm xúc tích cực. Từ đó trẻ luôn vui vẻ, tự tin và mạnh dạn mỗi khi đến lớp và trẻ sẽ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”. Đó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà bất kì một trường học nào cũng mong muốn đạt được, đáp ừng với yêu cầu đó với mục tiêu kế hoạch năm học 20222023 của phòng giáo dục huyện Ba Vì: thực hiện chủ đề trọng tâm của năm học là “Xây dựng trường lớp Sáng- Xanh- Sạch- Hạnh phúc ”. Phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “trồng người” của mình.
- Cơ sở thực tiễn:
Lớp học hạnh phúc là môi trường than thiện, đem đến sự hài long, thỏa mãm và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ em. Khi trẻ em có hạnh phúc, cảm xúc sẽ thăng hoa tạo ra động lực tinh thần giúp trẻ đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động. Khi đó niềm hạnh phúc không chỉ bó hẹp trong môi trường lớp học mà còn lan tỏa, song hành cùng gia đình và xã hội.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp B3 trong trường mầm non
II Các đề xuất và khuyến nghị. 16 Phần thứ tư TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 A. PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc với mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau nhưng trong con mắt trẻ thơ hạnh phúc chỉ đơn giản là được an toàn, được yêu thương và tôn trọng. Trẻ được sống trong môi trường an hoàn, hạnh phúc, ấm áp yêu thương và tràn ngập tiếng cười trẻ sẽ được phát triển toàn diện tâm lý, thể chất, trí tuệ và cảm xúc tích cực. Từ đó trẻ luôn vui vẻ, tự tin và mạnh dạn mỗi khi đến lớp và trẻ sẽ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”. Đó cũng là một trong những tiêu chí quan trọng mà bất kì một trường học nào cũng mong muốn đạt được, đáp ừng với yêu cầu đó với mục tiêu kế hoạch năm học 20222023 của phòng giáo dục huyện Ba Vì: thực hiện chủ đề trọng tâm của năm học là “Xây dựng trường lớp Sáng- Xanh- Sạch- Hạnh phúc ”. Phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “trồng người” của mình. 2. Cơ sở thực tiễn: Lớp học hạnh phúc là môi trường than thiện, đem đến sự hài long, thỏa mãm và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ em. Khi trẻ em có hạnh phúc, cảm xúc sẽ thăng hoa tạo ra động lực tinh thần giúp trẻ đạt được hiệu quả cao trong các hoạt động. Khi đó niềm hạnh phúc không chỉ bó hẹp trong môi trường lớp học mà còn lan tỏa, song hành cùng gia đình và xã hội. Trong thực tế xã hội Việt Nam những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình, trong các nhóm lớp mầm non ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ, nhiều gia đình ly hôn, các con sống cùng với dì ghẻ, cha dượng, ông bà chăm bẵm khiến các con thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, hoặc nhiều gia đình mải làm ăn buôn bán quá lạm dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng... mà không dành nhiều thời gian chơi cùng con, giao tiếp với con, quan tâm đến cảm xúc của con. Đặc biệt lứa tuổi 4-5 tuổi thời gian trẻ ở lớp với cô giáo và các bạn là chủ yếu, thế nhưng đâu đó hiện nay trên báo đài, thời sự đôi khi vẫn xuất hiện tình trạng bạo lực học đường, những bảo mẫu bạo hành trẻ khiến cho tôi cảm thấy rất sót xa và đau lòng chắc hẳn đó cũng là nỗi ám ảnh của phụ huynh và dư luận hạnh phúc, lớp học hạnh phúc - Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. - Muốn thay đổi vì môi trường lớp học hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc. Thầy cô phải thực sự yêu nghề, yêu thương và tôn trọng trẻ luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ thông cảm và sẵn sàng làm những điều tốt nhất cho trẻ. - Một môi trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và thực thi dựa trên yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻ với người khác mà không phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện. - Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niề m yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm thực tế. - Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, lớp học, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non Tôi mong muốn những biện pháp này sẽ mang lại kết quả tốt. Qua quá trình khảo sát tại lớp tôi nhận thấy một số thuận lơi và khó khăn như sau: 1. Thuận lợi: - Những năm gần đây phòng giáo huyện Ba Vì đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên được tham gia các chuyên đề, tập huấn, lớp bồi dưỡng về xây dựng trường, lớp học hạnh phúc từ nhà trường đã triển khai tới toàn bộ giáo viên tiếp cận , học hỏi và áp dụng. - Sĩ số lớp không quá đông, trẻ khỏe mạnh,trẻ trong lớp cùng độ tuổi, đi học đều. - Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của phụ huynh, các đoàn thể. - Bản thân giáo viên có nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ luôn yêu nghề, mếm trẻ. Năng động, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình, năng lực chuyên môn vững, tích cực học tập và bồi dưỡng. - Chị em đồng nghiệp rất nhiệt tình tham gia và giúp đỡ nhau trong công việc. tôi đã xác định rõ nguyên nhân * Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau: - Tôi chưa thật sự tạo cơ hội cho trẻ tự do hoạt động, tự do thể hiện cảm xúc - suy nghĩ hay tự chọn sản phẩm, mà luôn áp đặt trẻ theo cô. - Cô chưa gần gũi động viên, khuyến khích kịp thời để trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chính vì vậy tôi đã dành thời gian nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” Hi vọng những biện pháp tôi đưa ra sẽ đóng góp một chút kinh nghiệm nhỏ trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non. III. Những biện pháp thực hiện: (Nội dung chủ yếu của đề tài) IV. Biện pháp cụ thể: 1. Biện pháp 1: Bản thân tự học tập và bồi dưỡng kiến thức “ Xây dựng môi trường hạnh phúc ” 2. Biện pháp 2:. Xây dựng môi trường hạnh phúc tại lớp linh hoạt, sáng tạo, tạo niềm tin yêu hứng thú cho trẻ. 3. Biện pháp 3: Hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ 4. Biện pháp 4: Lồng ghép giáo dục tình yêu thương, niềm hạnh phúc qua giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. 5. Biện pháp 5: Xây dựng Lớp học an toàn cho trẻ, Tôn trọng cảm xúc của trẻ. 6. Biện pháp 6: Phối kết hợp giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh học sinh chung tay xây dựng môi trường hạnh phúc 1. Biện pháp 1: Bản thân tự học tập và bồi dưỡng kiến thức “Xây dựng môi trường hạnh phúc” Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc ” Bản thân là một giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích, yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui ”, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy để trẻ lớp tôi cùng cô xây dựng được một lớp học hạnh phúc nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi đã không ngừng nghiên cứu qua sách vở, mạng internets, qua đồng nghiệp và những người xung quanh. Tôi luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu trẻ, tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ. Trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không trong “menu lựa chọn”. Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô giáo sẽ đập tay, bắt tay hoặc nhún nhảy hay ôm đón chào các bé. Nhìn con thơ chủ động vươn người lên đập tay, nhí nhoáy lắc mông hoặc sà vào lòng cô giáo khi vừa đến cửa lớp, phụ huynh, trẻ và cô giáo luôn hân hoan tràn đầy năng lượng mỗi sáng đến lớp . Màn chào hỏi đặc biệt theo ý trẻ này đang diễn ra mỗi buổi sáng tại lớp tôi. Không những chào thân thiện với cô vào các buổi sáng khi chiều ông, bà, bố, mẹ đến đón cô giáo cũng khuyến khích trẻ chào ông, bà, bố, mẹ bằng cách chào trên. (Hình ảnh2: Cô đón trẻ bằng hình thức chào thân thiện tại lớp B3 Phụ lục minh chứng biện pháp 2) Ví dụ 2: Trong mảng trang trí góc phân vai tôi có để một mảng trang trí góc cảm xúc của bé. Tôi phân chia các nhóm hình ảnh biểu lộ cảm xúc: Hạnh phúc, Vui, buồn, sợ hãi, túc giận, ngạc nhiên, xấu hổ. Sau các hoạt động học, vui chơi của các con trên lớp tôi chụp và in ra ngồi trò chuyện cùng trẻ về các bức hình đó sau đó cho trẻ phân nhóm hình ảnh dán lên. Qua một hai chủ đề tôi thấy các hình ảnh sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ dần ít đi thay vào đó là những hình ảnh của những nụ cười, sự thân thiện, niềm vui hạnh phúc của các bạn nhỏ được nhân lên. - Với các góc khác tôi luôn trang trí theo hướng mở để chỗ cho các sản phẩm của trẻ được trưng bày đó là một sự khích lệ đối với trẻ. động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. => Tóm lại: Việc xây dựng môi trường an toàn linh hoạt sáng tạo như vậy trẻ lớp tôi đã cảm nhận được sự gần gũi yêu thương từ chính những sản phẩm mình làm ra, ngày càng khỏe mạnh, tự tin, vui vẻ và thoải mái khi đến lớp. Trẻ cảm thấy mình được quan tâm, chào đón ở lớp học, cảm thấy an toàn và được tôn trọng. 3. Biện pháp 3: Hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ. a. Hạnh phúc qua các hoạt động học. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ hạnh phúc thì cô cũng hạnh phúc. - Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn. “Trẻ vui trẻ hứng thú đó là niềm hạnh phúc”. * Với hoạt động tạo hình. - Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật. Nó là một hoạt động sáng tạo, thông qua hoạt động tạo hình, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, về thế giới xunh quanh, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình. Qua vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện trong tạo hình sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu con người, hành vi, thái độ của trẻ đối với các
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi tại lớp B3 trong.pdf