Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non xã Hữu Hòa
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt” vì thế, trong nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Cuộc vận động “ Hai không” với nhiều nội dung như cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng nhà trường văn hóa – nhà giáo mẫu mực – học sinh thanh lịch”..,
Từ năm 2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cuộc vận động “ Xây dựng trường học hạnh phúc” trong toàn ngành giáo dục. Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình.
“ Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh , thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Rồi mai đây những người con ấy sẽ là lớp kế cận, tiếp tục gánh vác sự nghiệp của cha ông ta dựng nước và giữ nước, thực hiện lòng mong mỏi của Bác Hồ “Non Sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non xã Hữu Hòa
1 MỤC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1 Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................4 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN......................................................................4 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ................................................................................5 1. Tình hình chung.................................................................................................5 2. Thuận lợi ...........................................................................................................5 3. Khó khăn ...........................................................................................................5 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN......................................................................6 1. Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương, sự chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ......................................................................................................6 2. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động ...................................................................................8 3. Tổ chức các hoạt động cho trẻ mang lại hiệu quả thiết thực...........................10 4. Kết hợp với phụ huynh nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. .........................................................................................................14 1. Đối với giáo viên.............................................................................................16 2. Đối với trẻ........................................................................................................16 3. Đối với phụ huynh...........................................................................................16 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................18 I. KẾT LUẬN CHUNG.......................................................................................18 II . KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 2 - Việc dạy dỗ các em không hề đơn giản như tôi từng ước mơ. Tất cả mọi thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu chúng ta không hiểu, không từng ngày thật sự nổ lực và cố gắng. Nếu ai đó hỏi chúng tôi một câu: Nghề dạy học bây giờ thật sự áp lực không? Tôi xin thẳng thắn nói rằng: Nghề giáo trong bối cảnh hiện nay đối với chúng tôi thật sự áp lực. Áp lực từ yêu cầu ngày càng đổi mới của toàn ngành, áp lực từ lòng mong mỏi của phụ huynh, trọng trách “trồng người” mà toàn xã hội giao phó. Đã có lúc bản thân tôi bùng nổ với ánh mắt vô cùng giận dữ khi các em chưa ngoan đùa nghịch, không giữ nề nếp lớp học, không chú ý nghe cô giáo hướng dẫn, ngồi trong lớp chưa chú ý nên tôi có thái độ chưa hài lòng, nhiều lúc còn bị hết sức căng thẳng. Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc trẻ phải theo “khuôn mẫu” mà tôi không hề nghĩ rồi sẽ có một ngày trẻ bức phá, làm theo những gì mà mình muốn. Và điều gì đến cũng đã đến, bởi bản thân mỗi đứa trẻ là một thế giới quan sinh động, trẻ có quyền sáng tạo và thực hành trải nghiệm, sẽ thật là phản giáo dục nếu cứ mãi bắt ép các em vào những thứ rập khuôn. Đã nhiều lần tôi tự đặt câu hỏi: Liệu rằng những đứa trẻ của mình có hạnh phúc không khi cứ “lập trình” trẻ cứ như một con robot như thế? Một người mẹ thứ hai thật sự phải là một người mẹ thứ hai người thầy giáo khiến cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động học mà chơi chơi mà học chứ không phải khiến cho trẻ sợ và học và chơi trong áp lực. Từ đó, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc. Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng nhất đối với giáo viên mầm non ,là đón những mầm non bỡ ngỡ, thật nhanh chóng tạo một môi trường mới hoàn toàn tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các em là một ngày vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ non của trẻ Trong nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII có nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay là một giáo viên mầm non tôi với mong muốn làm như thế nào để trẻ có thể phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm 4 Phần 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trẻ đều có cảm giác “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa với con mình. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học qua chơi - Chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Môi trường vận động an toàn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và trẻ. Năm học 2022 -2023 tôi phụ trách là lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi với 30 trẻ, trẻ ở cùng một độ tuổi nên tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy trẻ có các kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin năng động, sáng tạo và thể hiện hết khả năng cuả mình trong các hoạt động học, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động vui chơi, đặc biệt là giáo dục trẻ có kỹ năng tự tin vào bản thân. 6 Qua thực trạng tình hình thuận lợi, khó khăn và bảng quả sát thực tế trên trẻ đầu năm học, tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp sau: II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương, sự chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc” trước hết là giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. Để trẻ lớp tôi cùng cô xây dựng được một lớp học hạnh phúc, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, đến trường thì tôi đã đặt ra một số nội dung để thực hiện như sau: - Không ngừng học tập để phấn đấu - Luôn có cảm xúc tích cực - Phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn, linh hoạt - Tạo cơ hội cho trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của biện pháp này tôi đã không nhừng học tập, bồi dưỡng cho bản thân những kiến thức mà trong tài liệu, những buổi tập huấn do phòng giáo dục và trường tổ chức cũng như từ những chị em đồng nghiệp để nâng cao hiểu biết của bản thân. Để có cảm xúc tích cực cho trẻ trong mọi hoạt động ,tôi luôn tạo có cơ hội thể thể hiện và được công nhận giá trị bản thân trẻ. Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Khái niệm “ tôn trọng”, “ cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi mầm non. 8 - Trẻ tự do sáng tạo theo cách trẻ cảm nhận, trẻ hứng thú hơn trong mọi hoạt động. 2. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động Từ những kết quả khảo sát trên, tôi nhận thấy rằng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động là vô cùng quan trọng và cấp bách, tôi cần bắt tay vào làm luôn. Để thực hiện được biện pháp này tôi thảo luận, thống nhất cùng BGH, giáo viên trong tổ, lớp đưa ra các ý tưởng, thiết kế để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo hướng ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong trang trí, tạo không gian gần gũi, thân thiện, an toàn, hòa mình với thiên nhiên hướng tới sứ mệnh nhà trường “Nơi ươm mầm những nhân cách tốt”. Khi xây dựng môi trường lớp học tạo các góc chơi, tôi xây dựng một không gian mở, linh hoạt để trẻ có thể thoải mái gần gũi khi hoạt động với các phân khu chức năng đa dạng phục vụ mọi nhu cầu học tập, sáng tạo của trẻ. *Góc Steam và góc tạo hình: trẻ có thể thoải mái sáng tạo các sản phẩm với vô vàn nguyên vật liệu có sẵn ở đó, sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên cho trẻ hoạt động và lấy sản phẩm đó để trang trí lớp học. Hình ảnh minh họa phụ lục 2.1 Trang trí lớp học, tôi ứng dụng phương pháp Reggio Emilia sử dụng các đồ vật tự làm từ thiên nhiên, gắn kết sự phát triển của trẻ với thiên nhiên như: Cành cây khô, lá khô, hoa cỏ hay các nguyên vật liệu được tái chế. Khi trẻ được tiếp xúc với những nguyên vật liệu này, vừa đảm bảo mục đích giúp bé tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy logic, tang tính sáng tạo, an toàn khi sử dụng và thân thiện với môi trường. Khi ứng dụng phương pháp này trong trang trí lớp học, tính sáng tạo của cô và trẻ được phát huy hết sức. Tôi đã đưa ra rất nhiều đề tài, để trẻ có thể tạo ra nhiều sản phẩm sáng tạo bằng các nguyện vật liệu tự nhiên mà tôi đã chuẩn bị sẵn cho trẻ, kết quả là có rất nhiều sản phẩm đẹp, ngộ nghĩnh được tạo nên. Tôi đã dùng chính những sản phẩm tuyệt vời này để trưng bày và trang trí cho lớp học. Chính điều đó, giúp môi trường học của lớp tôi lúc nào cũng mới mẻ, đồ dùng được thay đổi liên tục, không bị lặp lại quá nhiều, chúng tôi không còn mất quá nhiều thời gian để trang trí lớp mỗi khi thay đổi chủ đề. Hình ảnh minh họa phần phụ lục 2.2 * Góc học tập: Góc sách truyện và toán cần sự yên tĩnh hơn nên tôi dã dùng các giá góc để phân khu riêng giúp trẻ thoải mái hoạt động mà không bị làm ồn. Đặc biệt với góc văn học tôi trang trí ứng dụng phương pháp Reggio Emilia xây dựng lớp học thông minh tạo không gian rộng, có sự treo rủ ấm áp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc