Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng”.
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu từ: Tháng 08 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023.
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm:
Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn, yêu thương, tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục.
Giáo viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Giao tiếp cởi mở, thân thiện với trẻ và phụ huynh; tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến trường, đến lớp.
Môi trường lớp học thường xuyên được cải tạo và làm mới theo tiêu chí xây dựng trường mầm non xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện. Đồ dùng, đồ chơi phong phú về chủng loại, hấp dẫn thu hút trẻ đến trường
* Nhược điểm của giải pháp cũ
Giáo viên gắn tiêu chí lớp học hạnh phúc vào thực tiễn còn lúng túng. Một bộ phận giáo viên cao tuổi ngại đổi mới môi trường trong và ngoài lớp học, ngại thay đổi cách thể hiện cảm xúc, ứng xử với trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp trường. 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi E tại trường mầm non Hoài Thượng”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non. Có thể áp dụng cho tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ 3. Tác giả sáng kiến: Lê Thị Thanh - Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoài Thượng - xã Hoài Thượng – thị xã Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh. - Địa chỉ: Thôn Nghĩa Vy - xã Hoài Thượng – thị xã Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh 4. Đơn vị đầu tư: Trường Mầm non Hoài Thượng. - Địa chỉ: Thôn Đại Mão - xã Hoài Thượng – thị xã Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh. 5. Các tài liệu kèm theo: Thuyết minh mô tả giải và kết quả thực hiện sáng kiến. Hoài Thượng, ngày 08 tháng 01năm 2024 Người làm đơn Lê Thị Thanh 2 tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này. Và giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻ vì đạt được ý nguyện. Môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi: “Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường, liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp. Làm sao để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện”. Nghiên cứu xây dựng lớp học hạnh phúc với mục đích là để tìm ra những biện pháp tốt nhất. Nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, sáng tạo của trẻ taọ ra môi trường giáo dục ,trẻ đến lớp vui vẻ thân thiện hạnh phúc với mỗi ngày đến trường” và củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng kỹ xảo thông qua các hoạt động trải nghiệm giao lưu tình cảm ở các hoạt động, học tập, làm đồ dùng đồ chơi từ một số nguyên vật liệu đơn giản nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả giáo dục trong các hoạt động học và chơi mục đích nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ Biện pháp 2: Xây dựng bầu không khí lớp học vui vẻ, thân thiện , tích cực Biện pháp 3: Luôn giữ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi Biện pháp 4: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các hoạt động trải nghiệm Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh cùng với cô giáo xây dựng lớp học hạnh phúc. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến * Kết quả của sáng kiến: Hình thành cho trẻ những mối quan hệ gần gũi yêu thương tốt với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội; phát triển kiến thức về môi trường xung quanh và những kinh nghiệm trong đời sống; đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý và đáp ứng nhu cầu trẻ. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, kỹ năng được củng cố, nhiều trẻ tỏ ra mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, ở đó trẻ được học 4 MỤC LỤC Mục lục Trang 1 Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến 2 2 Thuyết minh mô tả giải pháp. 3 3 Mục lục 6 4 Quy ước viết tắt 7 5 Phần 1: Mở đầu 8 1.Mục đích của sáng kiến. 8 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 9 3. Đóng góp của sáng kiến 9 6 Phần 2 : Nội dung 10 Chương 1 : Thực trạng vấn đề 10 Chương 2 : Những biện pháp được áp dụng 12 Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và 12 sự chia sẻ Biện pháp 2: Xây dựng bầu không khí lớp học vui vẻ, thân 12 thiện , tích cực Biện pháp 3: Luôn giữ an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi 16 Biện pháp 4: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các 18 hoạt động trải nghiệm Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh cùng với cô giáo xây 20 dựng lớp học hạnh phúc. 7 Chương 3: Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của SK 22 8 Phần 3: Kết luận 24 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập trong sáng kiến 24 2. Hiệu quả của sáng kiến nếu dược triển khai 25 3. Kiến nghị với các cấp quản lý 26 9 Phần 4: Phụ lục 27 6 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.Mục đích của sáng kiến. Mục tiêu của nghành giáo dục và đào tạo trong thời đại mới là hướng tới xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Đó cũng là một trong những tiêu chí nhằm đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Để có trường học hạnh phúc thì phải có những lớp học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Chính vì vậy, xây dựng trường học hạnh phúc với những lớp học hạnh phúc là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện nay. Là những giáo viên mầm non, tôi luôn mong muốn trường tôi là trường mầm non hạnh phúc, lớp tôi là lớp mầm non hạnh phúc mang đến tình yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy tôi luôn có ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường mầm non hạnh phúc nói chung và lớp tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng. Đưa ra một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc để giúp cho giáo viên dũng cảm nhìn nhận, chia sẻ, trao đổi, quan điểm, suy nghĩ của mình để cùng thay đổi. Tìm và áp dụng những giải pháp để xây dựng lớp hạnh phúc giúp cho trẻ, phụ huynh mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Nhằm giúp cho bản thân và giáo viên trong trường có sự thay đổi, có thêm kinh nghiệm, hoàn toàn vui vẻ khi đến với trẻ bằng tình thương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự linh hoạt, sáng tạo để giúp cô và trẻ thấy hạnh phúc và đều có cảm giác “Lớp học là ngôi nhà thân yêu”. Đề xuất và áp dụng một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non. 8 Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I:THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết hạnh phúc là điều ai cũng luôn luôn mong muốn có được trong cuộc đời mình. Vậy hạnh phúc là gì, hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được theo ý nguyện của mình. Đối với giáo dục việc mang lại hạnh phúc cho người học là vô cùng quan trọng. Mỗi lớp học chỉ thật sự hạnh phúc nếu được xây dựng bắt đầu từ sự thấu hiểu, sự quan tâm, sự chia sẻ với người khác. Điều này đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao của cô giáo, của phụ huynh và của trẻ. Nếu mọi ứng xử của các thành viên đều xuất phát từ trái tim thì sẽ nhận lại được hạnh phúc. Muốn có một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường từ Ban Giám hiệu đến các giáo viên. Một lớp học hạnh phúc là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp truyền cảm hứng học tập để phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất. Ở đó, các giáo viên phải có năng lực, kĩ năng ứng xử sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn. Đặc biệt, phải có môi trường làm việc tốt, môi trường lớp học phải được bài trí khoa học phù hợp với trẻ. Trẻ em hôm nay hạnh phúc, thế giới ngày mai sẽ hạnh phúc! Khi trẻ em đang hạnh phúc nghĩa là chúng ta đã mang lại hạnh phúc cho trẻ em. Vậy làm thế nào để mang lại hạnh phúc cho trẻ em đó là một câu hỏi cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đó là trách nhiệm vô cùng lớn lao của mỗi gia đình và xã hội. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng và giáo dục trong một môi trường hạnh phúc chắc chắn sẽ có sự phát triển tốt và có những bước tiến lớn trong tương lai. Tuy nhiên thực tế, xây dựng môi trường hạnh phúc để trẻ phát triển chưa được thực sự quan tâm và đặt lên hàng đầu. “Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường ? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp là câu hỏi tôi luôn trăn trở cũng là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 E tuổi tại trường mầm non Hoài Thượng ” Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4-5 tuổi E với tổng số trẻ 26 trẻ, bước vào thực hiện đề tài này tôi gặp một số ưu điểm và hạn chế như sau: a. Ưu điểm: Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Hướng dẫn làm các tranh ảnh, mô hình 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx