Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại trường Mầm non
Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tự hào của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt các vấn đề không vui trong môi trường giáo dục như bạo hành trẻ em, bạo lực học đường những mối quan hệ cô trò căng thẳng, tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng ..., tất cả những điều đó đều được phản ánh thường xuyên thông qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi được đặt ra là “Làm thế nào để trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui, giáo viên mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc”.
Đối với học sinh để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ, người thân. Bên cạnh đó các con cần được trưởng thành trong ngôi trường hạnh phúc, các con được học tập,vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương, tôn trọng.
Một lớp học hạnh phúc là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Được tham gia vào lớp học hạnh phúc sẽ giúp các con thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
Nhận thức được vấn đề này, để những cảm xúc tích cực, vui vẻ, yêu cuộc sống lan tỏa đến học sinh của mình, năm học 2020- 2021 tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại Trường Mầm Non” làm đề tài nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại trường Mầm non
2/15 tạo dựng niềm tin tưởng cho phụ huynh. Giúp cho giáo viên có những giải pháp để giải tỏa những áp lực của mình trong quá trình chăm sóc giáo dục của mình. III. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại Trường Mầm Non. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: - Trẻ mẫu giáo bé, tổng số 31. - Trong đó số trẻ Nữ là: 16 trẻ, Nam: 15 trẻ. V. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thực hành, trải nghiệm. + Phương pháp dùng tình cảm, đàm thoại, trò chuyện. + Phương pháp làm mẫu, làm gương. + Phương pháp dùng trò chơi, đóng vai, thảo luận nhóm. + Phương pháp sử dụng tác phẩm nghệ thuật, phương tiện truyền thông. VI. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: * Phạm vi thực hiện: Đề tài được thực hiện áp dụng tại lớp 3TC3 Trường mầm non Tiên Phong. * Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại Trường mầm non ” 4/15 - Giáo viên có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Được tham dự vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng GD, trường tổ chức. - Được sự quan tâm, hướng dẫn tạo điều kiện của Ban giám hiệu về mọi mặt. Đồ dùng được trang bị đầy đủ, có nhiều đồ dùng tự sáng tạo của giáo viên để phát huy tính tích cực của trẻ. - Được sự đồng hành và hỗ trợ của phụ huynh học sinh. 2. Khó khăn: - Một số trẻ nhận thức không đồng đều, tác phong chưa nhanh nhẹn. Trong lớp còn một số trẻ rụt dè, nhút nhát, thiếu tự tin và không dám gần gũi với cô và các bạn. - Giáo viên chưa dám tự tin phá vỡ lối mòn, chưa dám thay đổi bản thân. - Tôi nhận thấy phụ huynh lớp tôi nhận thức chưa đồng đều một số phụ huynh quan tâm đến con em mình thái quá rất chiều con, một số khác lại phó mặc sức khỏe và tâm lý của con. Lớp học còn chật hẹp, không gian hoạt động hạn chế. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện: Tổng số 31 trẻ tại lớp tôi như sau: Mức độ Tốt Khá Trung Yếu Nội dung đánh giá bình TT Số % Số % Số % Số % trẻ trẻ trẻ trẻ Trẻ có niềm vui, niềm 1 hân hoan khi đến 6 19% 11 36% 10 32% 4 13% trường, đến lớp. Trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc và tình 2 cảm với con người, sự 7 23% 9 29% 11 35% 4 13% vật, hiện tượng xung quanh. Trẻ thể hiện sự tự tin, tự lực, tích cực hứng 3 6 19% 9 29% 12 39% 4 13% thú khi tham gia vào các hoạt động. “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại Trường mầm non ” 6/15 Ví dụ : Thực hành lòng biết ơn: Dạy trẻ nói 3 điều biết ơn mỗi ngày 3 lần như: Nói lời biết ơn đến bác cấp dưỡng. Nói lời biết ơn đến những cô giáo, những người bạn. Nói lời biết đến ơn ông bà, bố mẹ . Tôi tạo cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, không làm hộ trẻ khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ, tránh bảo thủ không áp đặt thầy cô luôn đúng. Kết quả: Sau khi áp dụng tôi thấy trẻ gần gũi, cởi mở, mạnh dạn và tin tưởng cô giáo hơn rất nhiều. Bản thân tôi cũng thấy đã kiểm soát được cảm xúc tiêu cực mình có nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn. 2. Tôn trọng cảm xúc của trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục cảm xúc cho trẻ với mọi xúc cảm riêng biệt . Ngay những buổi đầu nhận lớp, tôi cũng gặp không ít khó khăn vì chưa quen nề nếp của các con, trong lớp có nhiều bạn học trường tư thục chuyển về, các kỹ năng đơn giản nhất các con cũng không đạt, rồi tính cách các con khác nhau, trong lớp có bạn rối loạn phổ tự kỷ . Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ. Cứ như vậy tôi đã hiểu hết tính cách của các con, nắm bắt được hoàn cảnh, tâm lý, năng lực và sở trường của các con. Việc đầu tiên mà tôi làm đó là việc chấp nhận cảm xúc của trẻ sau đó tìm cách giúp trẻ xử lý cảm xúc của trẻ như khi trẻ nói tôi sẽ lắng nghe chăm chú hết sức, công nhận cảm xúc của trẻ bằng từ cảm thán: “Ồ, Ừm, À, Ra vậy...”, đặt tên cho cảm xúc của trẻ, nêu ra những ước muốn không thể thực hiện được của trẻ. Tôi đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ khác. Kiên nhẫn, luôn tin tưởng trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời. Thay vì la mắng, dọa dẫm, cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình không bao giờ áp đặt thầy cô luôn đúng. Với tôi khi học sinh của mình hoàn thành xong các bài vẽ, múa, thể dục......tôi thực hiện nhận xét với 3 bước: Tạo không khí thân thiện thoải mái tin cậy khen ngợi, sử dụng ngôn từ lịch sự trang trọng. Khen chân thành, khen theo tỉ lệ 3/1 (khen 3 điều tốt, góp ý 1 điều chưa tốt) và củng cố kết quả nhận xét góp ý. Ví dụ: Sau khi bạn Phương Linh vẽ xong bức tranh ông mặt trời. Tôi nhận xét: Cô xin cảm ơn bạn Phương Linh đã vẽ được bức tranh ông mặt trời rất đẹp, bức tranh bạn vẽ ông mặt trời màu đỏ, những tia nắng màu vàng và sẽ tốt hơn nếu bạn Phương Linh di màu thật đều. Cô hoàn toàn tin tưởng bạn Phương Linh sẽ chắc chắn vẽ được bức tranh ông mặt trời đẹp hơn nữa ở lần tới. Ngoài ra, tôi đặc biệt phải chú ý đến các cháu cá biệt: Lớp tôi có cháu Quang Hùng cháu được các bác sĩ chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ và chậm phát triển trí tuệ. Quang Hùng gọi tên không đáp lại, ít hứng thú với đồ chơi, giao “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại Trường mầm non ” 8/15 xuyên gần gũi, quan tâm, trò chuyện nhiều hơn, cùng chơi với các cháu và đặc biệt tôi hay khen các cháu nhiều hơn và hay hỏi chuyện các cháu nhiều hơn . Ví dụ: Hôm nay bạn Khánh có áo mới à, đẹp quá! Hay Bạn Quý hôm nay cắt tóc cô thấy vừa mát mẻ vừa đẹp trai! Các bạn ơi! Hôm nay bạn Quỳnh có cái mũ đẹp rất đẹp đấy! Tôi luôn nhìn vào những bạn nhút nhát và tìm một điểm nào đó để khen các cháu, lâu dần các cháu gần gũi và tự chia sẻ những điểm tốt của mình với cô giáo. Kết quả: Qua việc áp dụng biện pháp trên tôi thấy: Dần dần các cháu bạo dạn hơn, không còn sợ đến lớp nữa.Và đặc biệt tình bạn, sự quan tâm đến các bạn trong lớp được củng cố, các cháu chỉ mới ba tuổi đã biết chơi thân thiện với bạn, đã biết chia sẻ và quan tâm đến bạn. 3. Xây dựng môi trường lớp học với tiêu chí yêu thương, an toàn, tôn trọng tạo niềm vui cho trẻ khi đến lớp . Môi trường tâm lý xã hội: Môi trường tâm lý xã hội là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, được tạo nên từ mối quan hệ tương tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tích chất gia đình. Đây chính là môi trường tích cực, môi trường có sự yêu thương và chăm sóc khẳng định “Trao cho trẻ niềm vui mình sẽ nhận lại gấp bội” Tôi đã xây dựng môi trường “Tích cực” đó là luôn có tiếng cười, khen ngợi, khích lệ. Môi trường “An toàn” không phê phán, không chỉ trích, tốt trước cần tốt hơn sau và luôn nói lời yêu thương, xin lỗi. Một môi trường “Cởi mở” luôn lắng nghe, chia sẻ quan tâm đến nhau. Khi xây dựng môi trường tâm lý xã hội tôi phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ. Bản thân luôn tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, yêu thương với trẻ, trẻ thường xuyên được giao tiếp. Môi trường lớp học không bạo lực, la mắng hay xúc phạm trẻ, nơi mà trẻ không bị lạm dụng thể chất và lời nói. Bản thân tôi luôn tôn trọng trẻ, tạo mọi điều kiện cho trẻ tự khẳng định bản thân (khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác cùng phát triển), nêu gương những hành vi tích cực của trẻ. Luôn tôn trọng gia đình trẻ, không phân biệt hoàn cảnh kinh tế, dân tộc, văn hóa gia đình... Luôn đối xử công bằng với mỗi trẻ, không phân biệt giới tính, điều kiện của trẻ. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của bản thân đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo tạo nên hai tác dụng: “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các giáo viên cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc lây. Tôi cảm “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại Trường mầm non ” 10/15 rõ. Với mỗi hình ảnh tôi đều giải thích cho các con về ý nghĩa và hướng dẫn thực hiện việc chào cô ra sao, vì thế các con rất hứng thú”. Tuy nhiên “Có những bạn mạnh dạn thì chọn ngay biểu tượng và thực hiện chào cùng cô; nhưng cũng có những bạn rụt rè, lưỡng lự mãi. Có bạn thì ngày mỗi ngày lựa chọn một cách thức chào hỏi đa dạng, nhưng cũng có bạn ngày nào cũng chỉ chọn đi chọn lại một biểu tượng cố định theo sở thích”. Phụ huynh lớp tôi đánh giá đây là một hoạt động hay, bởi chị thấy con hứng khởi và thích thú hơn mỗi sáng đến trường “Về nhà, con cũng chủ động chào bố mẹ bằng những cách thể hiện như thế và chia sẻ thích việc buổi sáng cô đón bằng một cái ôm” và họ mong muốn có nhiều hoạt động tạo cảm xúc tích cực cho các con tương tự như vậy hơn nữa ở lớp cũng như ở trường . Khi triển khai các hoạt động học tôi sẽ vận dụng sử dụng thông điệp yêu thương gửi đến trẻ hoặc có thể thảo luận đọc hoặc kể chuyện về sự rụt rè, nhút nhát, về cảm giác khi ở một mình và khi có bạn cùng chơi. Ví dụ: Qua hoạt động tạo hình: “Làm tiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10” giáo dục trẻ tình yêu thương, biết quan tâm chăm sóc, hiếu thảo với bố mẹ. Ngoài ra tôi sử dụng các tác phẩm nghệ thuật có nội dung tốt luôn gợi lên những cảm xúc tích cực ở trẻ, giúp trẻ có những thái độ và kỹ năng ứng xử tốt đẹp đối với con người và cuộc sống xung quanh. Khi sử dụng các bài thơ, câu chuyện, bài hát tôi luôn chọn những tác phẩm lành mạnh, phù hợp với từng chủ đề giáo dục. Nội dung của tác phẩm phải phân biệt rõ cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với trình độ phát triển của trẻ em ở mỗi độ tuổi Ví dụ: Hoạt động làm quen văn học: Truyện “Bông hoa cúc trắng” Hỏi trẻ: Các con có yêu thương mẹ của mình không? Vậy các con phải làm gì để mẹ vui lòng? Nếu không may mẹ các con bị ốm các con sẽ làm gì? Và tôi đã nhận được câu trả lời của trẻ: (Cô ơi mẹ con ốm con bóp vai cho mẹ! Con đấm lưng cho mẹ! Con tự xúc ăn!) Ví dụ: Sử dụng bài hát: Hãy vỗ tay khi bạn thấy vui, Dậm chân khi bạn tức giận Này bạn ơi. Khi ta vui hãy đập tay nhé ( Đập tay) Khi bạn biết mình đang hạnh phúc và muốn nói cho cả thế giới . Vậy hãy vỗ tay theo tôi nào bạn ơi (Vỗ tay). Này bạn ơi. Khi ta tức giận mình dậm chân (Dậm chân) Khi bạn biết mình đang giận dữ và muốn nói cho cả thế giới . Dậm chân theo tôi ngay nào bạn ơi (Dậm chân) Này bạn ơi. Bạn hãy cứ khóc khi bạn buồn nhé. Khi bạn biết mình đang mình đang buồn bã và muốn nói cho cả thế giới “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 tuổi tại Trường mầm non ”
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc