Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Đại Phong

Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nội dung quan trọng được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm trong nhiều năm qua. Đặc biệt năm học 2021 - 2022, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo “xây dựng trường học hạnh phúc” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, mỗi trường mầm non, mẫu giáo cần xây dựng các lớp học phải hạnh phúc. Vậy “Lớp học như thế nào được gọi là hạnh phúc?; Làm sao để xây dựng được lớp học hạnh phúc?... Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà mỗi người giáo viên luôn trăn trở và có những khái niệm khác nhau. Theo tôi nhận định, lớp học chỉ thật sự hạnh phúc khi cả cô và trẻ đều cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đến trường, đến lớp; là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến và cảm nhận “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp truyền cảm hứng học tập để phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất... Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu, mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.

Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ càng được nâng c ao. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển một cách toàn diện.

docx 11 trang giangvu 08/05/2024 2920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Đại Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Đại Phong

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Đại Phong
 Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của bản thân với phương châm “Cô vui vẻ - 
trẻ hạnh phúc”
 Để xây dựng một lớp học hạnh phúc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó việc 
thay đổi nhận thức bản thân người giáo viên đóng vai trò rất quan trọng. Đây là yếu tố 
quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
 Công việc của người giáo viên mầm non đòi hỏi họ phải thực hiện rất nhiều nhiệm 
vụ khác nhau. Ngoài việc phải chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, người giáo viên cần phải 
luôn có sự đầu tư nghiên cứu trong soạn giảng, luôn tạo được sự hấp dẫn, mới lạ qua từng 
hoạt động; làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, trang trí xây dựng môi trường lớp học, tuyên 
truyền phối hợp với phụ huynh... Để hoàn thành tốt những công việc này, không ít giáo 
viên mầm non phải chật vật, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có 
những cô chán nản phải bỏ việc. Với bản thân tôi, ý thức được trách nhiệm thiêng liêng 
cao cả của nghề, tôi luôn tự tạo cho mình niềm vui trong công việc. Trong quá trình chăm 
sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình chăm sóc trẻ, tôi xem trẻ như chính con của mình, dùng 
tình yêu, sự quan tâm của một người mẹ để chăm sóc con. Chính sự yêu thương, quý mến 
mà trẻ dành cho cô là niềm vui, hạnh phúc và động lực giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Trong mọi công việc hằng ngày, tôi luôn dành trọn tâm huyết và sự cố gắng nỗ lực 
của mình, luôn tạo cho mình một tâm thế thoải mái nhất khi bước chân đến lớp. Với trẻ, 
tôi không áp đặt, không nặng nề về hình thức mà mọi hoạt động đều xuất phát từ nhu cầu 
và khả năng của trẻ. Khi được đáp ứng về nhu cầu, trẻ sẽ tham gia các hoạt động một cách 
tích cực và hiệu quả. Đây chính là cái đích cuối cùng và là niềm vui mà mỗi người giáo 
viên đều hướng đến. Bên cạnh đó, những ý tưởng của trẻ cũng chính là tiền đề để người 
giáo viên phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của mình trong việc vận dụng linh hoạt các 
phương pháp tổ chức thực hiện chương trình GDMN. Chính điều này sẽ tạo nên thành 
công cho người giáo viên, tạo niềm vui, động lực để người giáo viên hoàn thành tốt nhiệm 
vụ.
 Chính sự thay đổi nhận thức bản thân đã giúp tôi tìm được niềm vui, động lực trong 
công việc. Cũng nhờ vậy, tôi đã lan tỏa được tình yêu của mình đến với trẻ, tạo cho trẻ 
cảm giác an toàn, tin tưởng và yêu quý cô. Đây chính là một trong những điều hạnh phúc 
của trẻ khi đến trường.
 Giải pháp 2: Tạo không khí thoải mái vui vẻ cho trẻ trẻ đến lớp
 Đối với trẻ mầm non mà nhất là trẻ em 3 -4 tuổi mới vừa rời xa vòng tay của ba mẹ, 
khi đến trường thì việc thích nghi với môi trường mới gặp không ít khó khăn. Việc đưa trẻ 
đến trường lớp mầm non được coi như là một bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của 
đứa trẻ. Trẻ được chuyển qua một cuộc sống mới với những hoạt động mới, một vị trí xã 
hội mới, với những mối quan hệ mới của trẻ với những người xung quanh. Nhiều trẻ mới 
đến lớp không chịu vào lớp học, rụt rè, lo sợ. Nhận thức được điều đó, tôi luôn tạo cho trẻ 
cảm giác an toàn, thân thiện, vui vẻ thoả mái với phương châm “Mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui” đây cũng là bước ngoặc đầu tiên đánh dấu sự thành công trong việc xây 
dựng một lớp học thật sự hạnh phúc.
 Thông qua hoạt động đón trẻ: Để trẻ cảm thấy hạnh phúc đến lớp, giải pháp mà tôi 
áp dụng “ tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ khi đến lớp” với chào hỏi vô 
cùng thú vị. Trước vào lớp, bé tự lựa chọn cách chào hỏi với giáo viên “menu lựa chọn” xây dựng lớp học hạnh phúc. Để đem lại những cảm xúc tích cực cho trẻ, tôi luôn tạo cho 
trẻ cảm giác an toàn, tự tin trong giao tiếp. Luôn tạo sự gần gũi với trẻ bằng sự quan tâm, 
thường xuyên trò chuyện cùng trẻ. Ngoài việc gương mẫu trong việc chấp hành các nội 
quy của lớp, tôi luôn là tấm gương cho trẻ noi theo về sự chia sẻ, nhường nhịn, các kỹ năng 
ứng xử... Với trẻ, tôi linh hoạt thay đổi cảm xúc phù hợp với tình hình thực tế, lúc thì lạnh 
lùng dứt khoát để xây dựng nề nếp lớp những cũng lúc ấm áp, dịu dàng. Trong chăm sóc 
trẻ, tôi tập cho mình tính kiên trì và chịu khó, luôn nhẹ nhàng và ân cần đối với trẻ, kiên 
trì lắng nghe và thấu hiểu trẻ. Với trẻ, tuyệt đối không chỉ trích, chê bai hay phê phán sai 
lầm của trẻ mà luôn động viên khích lệ trẻ cố gắng nhiều hơn... Điều này đã tạo được sự 
gần gũi giữa cô và trẻ, đem lại cho trẻ cảm giác ấm áp và thực sự xem cô giáo như người 
mẹ thứ 2 của trẻ.
 Hình 3: Cô trò chuyện cùng trẻ.
 * Môi trường vật chất:
 Môi trường xung quanh lớp học yếu tố góp phần tích cực hoạt động nâng cao chất 
lượng, hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhằm thu hút sự chú ý, kích thích trẻ hoạt động 
tích cực với môi trường xung quanh tôi luôn có sự nghiên cứu, đầu tư xây dựng môi trường 
lớp học. Tất cả các góc lớp đều được xây dựng theo hướng mở để trẻ trãi nghiệm, trang trí 
những hình ảnh gần gũi ngộ nghĩnh, màu sắc hài hòa sinh động, sắp xếp một cách hợp lý 
và thay đổi theo từng chủ đề để tạo sự mới lạ khích thích sự hứng thú của trẻ. Các hình 
ảnh, đồ dùng, đồ chơi trang trí trong lớp là sản phẩm do cô và trẻ tự làm, Bên cạnh lớp có 
không gian, cách xếp đồ dùng an toàn, phù hợp, gần gũi, quen thuộc với sống thực hàng 
ngày trẻ , Các góc, cạnh tủ kê, giá, bàn mài nhẵn bịt lại để đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt 
động. Các góc chơi, kệ đồ chơi được bố trí hợp lý gọn gàng hợp lý để vừa tầm tay , có 
khoảng không gian riêng phù hợp với diện tích của lớp và hoạt động của trẻ, đảm bảo cho 
trẻ di chuyển thuận lợi.
 Tên ký hiệu góc đơn giản, gần gũi với trẻ, viết theo quy định mẫu chữ hiện hành. 
Các góc chơi được trưng bày đồ dùng hấp dẫn, đẹp mắt, đa dạng đồ chơi học liệu phương 
tiện đặc trưng cho góc chơi để thu hút trẻ tham gia chơi. Đồ dùng, học liệu có giá đựng 
ngăn nắp, gọn gàng để nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng dễ cất. Đồ dùng đồ chơi luôn được 
thay đổi bổ sung phù hợp với mục tiêu từng chủ đề, hứng thú trẻ, khi cho trẻ tham gia chơi 
ở các góc để trẻ tiếp cận khám phá góc , khám phá nhiều đồ chơi hấp dẫn, đồng thời tạo 
điều kiện cho bạn vui chơi với nhau.
 Khi được hoạt động trong một môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và “lấy trẻ 
làm trung tâm” sẽ là động lực kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, tích cực tương 
tác với môi trường xung quanh. Tạo được sự say mê, thích tìm tòi khám phá, đem lại niềm 
vui cho trẻ mỗi ngày đến lớp.
 Hình 4: Hình ảnh môi trường lớp.
 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh tạo mối quan hệ tốt giữa 
gia đình và nhà trường.
 Để nâng cao chất lượng phong trào xây dựng trường, lớp học hạnh phúc cho trẻ và 
để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thiết bởi 
tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập và sự hình thành phát triển toàn diện Nội dung Kết quả
 TT Số trẻ Tỷ lệ
 8/25 32%
 1 Trẻ vui vẻ, phấn khởi khi đến lớp
 Trẻ tự tin, mạnh dạn. Tích cực 10/25 40%
 2 tham gia vào các hoạt động
 Trẻ thể hiện sự quan tâm, chia sẻ 10/25 40%
 3 với tất cả mọi người.
 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại:
 Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng, bản thân tôi đã tìm ra một số giải pháp nhằm 
cải tiến, khắc phục những nhược điểm mà thực trạng trên đã nêu. Cụ thể:
 - Mỗi người giáo viên cần nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc 
xây dựng lớp học hạnh phúc để từ đó thay đổi nhận thức bản thân cho phù hợp. Tạo niềm 
vui, niềm hạnh phúc cho bản thân trong công việc. Khi cô giáo đến lớp bằng một tâm thế 
vui vẻ, hạnh phúc nhất định sẽ tạo được một môi trường hoạt động hạnh phúc cho trẻ.
 - Trong từng hoạt động, giáo viên có sự đầu tư, thay đổi hình thức, phương pháp tổ 
chức. Chú trọng đến nhu cầu và khả năng của trẻ, tạo được sự vui vẻ, thoải mái cho trẻ 
trong mọi hoạt động ở lớp.
 - Chú trọng xây dựng môi trường lớp học từ môi trường vật chất đến môi trường 
giao tiếp. Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động mọi lúc, mọi nơi, được yêu thương, che chở.
 - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để thực hiện các giải 
pháp chăm sóc giáo dục, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho trẻ.
 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
 Sáng kiến đã được áp dụng thành công tại lớp Bé 3 và nhân rộng tại các lớp Bé 
 1, bé 2 tại trường MN Đại Phong.
 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 - Nghiên cứu tài liệu về xây dựng trường học hạnh phúc gồm:
 + Tài liệu “Thay đổi vì một môi trường hạnh phúc”. Tác giải Nguyễn Ngọc 
 Ân.
 + Tài liệu “Lớp học hạnh phúc”. Nhà xuất bản Hà Nội.
 + Bộ tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc do cấp học mầm non Phòng GDĐT 
 Đại Lộc xây dựng.
 - Tất cả giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác, chịu khó, có sự đầu 
 tư nghiên cứu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn..
 - Được sự hưởng ứng, phối hợp của phụ huynh trong các phong trào hoạt động 
 của lớp.
 - Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm có kế hoạch tu sữa, nâng cấp các T T Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiếnGhi chú
01 Đặng Thị Lên Trường MN Đại Phong Lớp Bé 3
02 Lê Thị Bảo Tuyết Trường MN Đại Phong Lớp Bé 2
03 Trần Thị Tuyền Trường MN Đại Phong Lớp Bé 1
04 Ngô Thị Thu Sương Trường MN Đại Phong Lớp Bé 3
 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản 
vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... - nếu có) Hình 4: Hình ảnh môi trường lớp.
Hình 5: Hình giáo viên trao đổi cùng phụ huynh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Đạ.pdf