Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Số 2 Kim Thạch
Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và nhân cách của trẻ. Một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Đối với trẻ hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Là được học tập trong một ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, mà ở đó trẻ vui chơi - học tập một cách thoải mái, tích cực nhất, được thấu hiểu - yêu thương - tôn trọng. Với giáo viên hạnh phúc là được truyền đạt kiến thức, dạy bảo các bé chăm ngoan, học giỏi, nghe lời, thích được đến trường.
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là câu khẩu hiệu, là tiêu chí quan trọng mà bất cứ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để thực sự mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui thì trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò, sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh. Nhưng liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một cách toàn diện khi đến trường; trẻ đã có môi trường học tập đủ tốt để phát triển toàn diện; trẻ đã thực sự được sống trong tình yêu thương, trong lớp học hạnh phúc. Thực tế hàng loạt câu chuyện không vui xảy ra trong các cơ sở giáo dục mầm non: bạo hành trẻ, mối quan hệ giữa cô và trẻ căng thẳng, tâm lý trẻ sợ đến lớp… Tuy đa phần các vụ việc xảy ra đều nằm ở các nhóm trẻ tư thục, không có giấy phép hoạt động nhưng cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý chung của đại đa số phụ huynh, làm cho họ có cái nhìn không tốt đối với giáo viên mầm non nói chung. Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường Mầm non Số 2 Kim Thạch
niềm vui, niềm hạnh phúc khi đến trường. Vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi ở Trường MN Số 2 Kim Thạch” II. NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng * Đặc điểm tình hình Tổng số trẻ trong lớp 25 trẻ. Trong đó: 12 trẻ nữ và 13 trẻ nam. * Thuận lợi - Được phòng GD&ĐT chỉ đạo sát sao, nhà trường luôn coi trọng, xây dựng và triển khai thực hiện đạt theo các tiêu chí trường học hạnh phúc mà bộ GD&ĐT đã đề ra - Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có lòng kiên nhẫn và kĩ năng ứng xử sư phạm; luôn lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng sự khác biệt và cảm xúc cá nhân của trẻ. Bản thân là giáo viên bản địa, nhiều năm liền được phân công phụ trách lớp 3-4 tuổi nên rất hiểu về điều kiện gia đình, đặc điểm tâm sinh lý, khả năng cũng như nhu cầu của trẻ trong độ tuổi. - 100% trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi, số lượng trẻ/lớp đảm bảo nên thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động phù hợp với tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ. Đa số trẻ được sống trong môi trường có đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ và những người thân yêu. - Phụ huynh đa số là những người có nhận thức tốt trong việc giáo dục con. * Khó khăn - Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ, chưa nhận thức đúng về môi trường hạnh phúc, chưa thực sự hợp tác với giáo viên trong chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ - Một số phụ huynh còn quá bảo bọc con, nuông chiều làm trẻ ỷ lại, thiếu các kỹ năng sống cần thiết. - Trẻ trong lớp đa số chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có các kỹ năng tập thể cần thiết, khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều, một số cháu chưa biết nói hoặc nói chưa rõ, trẻ chưa mạnh dạn để thể hiện ý muốn và bộc lộ khả năng của mình. Nhiều trẻ không muốn đến lớp, thiếu sự tập trung, hứng thú trong giờ học, ít có sự hợp tác cùng cô và các bạn trong các hoạt động. Tôi đã tiến hành khảo sát 25 trẻ 3-4 tuổi kết qua như sau: chơi, khu vực chơi, đồ chơi, vai chơi theo nhu cầu và sở thích của bản thân. Trẻ được đưa ra quyết định trong quá trình chơi: trong quá trình chơi đôi khi trẻ được thay đổi luật chơi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế diễn ra khi chơi, được giao lưu sang các góc chơi khác nhau. Trong tất cả các hoạt động một ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các ý kiến của trẻ, cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Chú trọng các hoạt động nhóm và cá nhân trẻ để dễ dàng hỗ trợ trẻ kịp thời (nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết, khi có tình huống xảy ra trong khi chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe, không vội vàng can thiệp ngay khi chưa thực sự cần thiết, để trẻ tự giải quyết tình huống). Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ, khen ngợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời, không chê cười, trách mắng mà động viên khi trẻ làm chưa tốt để trẻ tiếp tục cố gắng. Thay vì la mắng, cáu gắt, hãy cho trẻ được thể hiện nhu cầu, hứng thú của bản thân, được nói ra cảm xúc của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình. Biện pháp 2. Xây dựng môi trường vật chất trong lớp học Đặc điểm của trẻ mầm non là “học bằng chơi, chơi mà học” vì vậy mà xây dựng môi trường lớp học thân thiện là vô cùng cần thiết để giúp trẻ có được một môi trường học tập đủ tốt để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Tạo niềm vui, niềm hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động. * Xây dựng các góc hoạt động: Đối với trẻ 3-4 tuổi giai đoạn đầu ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng còn quá non yếu của trẻ, tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi "Để con tự làm lấy" còn người lớn thì luôn "Cấm không được làm" bởi khả năng của trẻ chưa thể làm được, đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới: Hoạt động vui chơi mà thực chất là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Vậy để trẻ có thể hóa thân thành người lớn, thỏa mãn được nhu cầu của trẻ thì giáo viên phải là thiết lập nội dung chơi phong phú, xây dựng môi trường không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc chơi, nội dung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ. Ví dụ: Tôi sử dụng hình ảnh trang trí ở các góc gần gủi, thân thiện với trẻ, chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn hay các bảng gài, bảng treo để có thể dễ dàng thay đổi hình ảnh phù hợp với chủ đề và nội dung trong góc chơi. Tôi thường đưa ra nhiều nội dung, nhiều đồ dùng chơi cho các góc để trẻ được thay đổi cách chơi tạo nhiều vui vẻ hứng thú trong khi chơi, qua đó trẻ được tự sáng tạo cách chơi của mình. Qua các hoạt động hàng ngày, bằng sự lắng nghe và thấu hiểu trẻ lớp tôi đã mạnh dạn tự tin thể hiện bản thân và luôn vui vẽ, tràn đầy năng lượng khi đến lớp. * Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào các hoạt động xây dựng môi trường Môi trường lớp học hạnh phúc là môi trường mà trẻ phải được tham gia trải nghiệm, được thực hành, được sáng tạo, được chia sẽ, tôn trọng và được chứng tỏ bản thân với mọi người xung quanh Khi cho trẻ tham gia vào việc xây dựng môi trường là cơ hội quý báu giúp trẻ có thể thể hiện được bản thân, áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học theo cách của mình mà không bị gò bó theo một khuôn khổ nào cả. Vì vậy tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia cùng cô sưu tầm, chuẩn bị học liệu, cùng cô làm đồ dùng đồ chơi, cùng cô trang trí Ví dụ: Tôi chuẩn bị các hộp đựng học liệu và có ký hiệu riêng cho từng hộp, trẻ có thể sưu tầm, phân loại vật liệu theo nhóm cô đã chuẩn bị: hộp đựng lá cây, vỏ sò, hột hạt Từ những sản phẩm mà trẻ tạo ra trong quá trình chơi hoặc các tranh, ảnh, họa báo theo chủ đề mà huy động được từ phụ huynh tôi sẽ sử dụng để trang trí các góc, các mãng chủ đề. Khuyến khích trẻ tham gia trang trí, sắp xếp, phân loại đồ dùng đồ chơi hàng tuần. Ví dụ: cho trẻ cùng cô làm thiệp tặng mẹ nhân ngày 20/10 hay làm lồng đèn trang trí tết trung thu Tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường cùng cô là cách giúp tôi kích thích niềm say mê học hỏi, tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ tích cực, chủ động, tự tin tìm tòi khám phá và đặc biệt trẻ sẽ thoải mái trò chuyện, chia sẽ ý tưởng cùng cô và bạn bè, giúp trẻ hoạt động một cách tích cực và hiệu quả nhất Biện pháp 3. Luôn giữ an toàn cho trẻ trong tất cả các hoạt động. Lớp học hạnh phúc là khi môi trường giáo dục đảm bảo tuyệt đối an toàn, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ đều được sống trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau và nói không với bạo lực. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trong tâm thế vui tươi, thoải mái. Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Giáo viên và trẻ phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm giác như ở nhà. - An toàn về thể chất: Ngay khi nhận lớp tôi luôn chú trọng xây dựng một môi trường lớp học an toàn từ việc sắp xếp góc chơi, bố trí đồ dùng, dụng cụ trong lớp cho đến lựa chọn, làm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu để trẻ thực hành trải nghiệm, Đối với những đồ dùng đồ chơi dùng chung, các khu vực trẻ hoạt động tôi luôn quan sát để phát hiện những nguy cơ mất an toàn để có đề xuất sửa cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết, cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Tôi lập nhóm messinger để trao đổi, tuyên truyền giúp phụ huynh hiểu những việc nên và không nên làm đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống... Trao đổi về tình hình sức khỏe và việc học của trẻ hàng ngày, phối kết hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định kỳ. Lắng nghe chia sẻ, tâm tư nguyện vọng, cũng như sự đóng góp ý kiến của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh. về những trẻ ốm mà không may phải đi viện, những trẻ có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời thăm hỏi sức khỏe, giúp đỡ động viên các cháu. Qua việc thường xuyên trao đổi với phụ huynh giúp các bậc cha mẹ nắm bắt được phần nào những kiến thức của con mình cần học trong chủ đề và luôn có sự phối kết hợp với cô giáo để cùng tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được học và tham gia vào các hoạt động. Ngoài ra tôi còn phối kết hợp với ban phụ huynh của lớp việc tổ chức các buổi lao động để xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp để trẻ có môi trường khám phá, trải nghiệm, đảm bảo vệ sinh, III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP Qua thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi thấy kết quả khi áp dụng các biện pháp trên vào xây dựng lớp học hạnh phúc đạt hiệu quả rất cao. Thể hiện qua kết quả khảo sát cuối năm như sau: Nội dung Tổng Trước khi Sau khi Tỷ lệ số áp dụng BP áp dụng BP tăng trẻ Đạt % Đạt % Trẻ hứng thú với các hoạt động 25 15 60 23 92 32% Trẻ tự tin tham gia các hoạt động 25 12 48 20 84 36% Trẻ thể hiện trạng thái cảm xúc tích 25 14 56 22 88 32% cực Hợp tác, hòa đồng cùng cô và các 25 13 52 22 88 36% bạn Kết quả từ phía giáo viên và nhà trường: KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Thu Hiền Lê Thị Thanh Nhàn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx