Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 25-36 tháng trong trường mầm non

Bác Hồ kính yêu đã nói “Trẻ em là tương lai của đất nước”. Thật vậy, một đứa trẻ hạnh phúc sẽ tạo nên một đất nước hạnh phúc, một xã hội hạnh phúc Thực hiện lời dạy của Bác, trong suốt những năm qua, tôi luôn cố gắng đem hết nhiệt huyết, tình yêu thương và những kiến thức đã học được để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên mầm non trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Với vai trò là một giáo viên mầm non, tôi muốn trẻ cảm nhận được lớp học là nhà, cô giáo là mẹ, trẻ đến trường được sống trong tình yêu thương hạnh phúc, chính vì vậy việc xây dựng lớp học hạnh phúc là điều tôi luôn hướng tới.

Từ năm 2020 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc trong toàn ngành giáo dục. Vậy trường học hạnh phúc là gì? “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu một cách đơn giản nhất là mỗi ngày đến trường của giáo viên và học sinh đều cảm thấy vui vẻ và thực sự ý nghĩa. Đặc biệt là với trường mầm non thì lớp học hạnh phúc là nơi mà sáng ngủ dậy trẻ mong muốn được tới lớp với cô giáo và các bạn, buổi chiều bố mẹ đón còn lưu luyến ngoái lại nhìn cô, là lớp học được xây nên từ những trái tim yêu thương để thật sự mỗi ngày đến trường của trẻ là một ngày vui. Ở nơi đó có sự ấm áp sẻ chia, trẻ được thực sự tôn trọng và không bị áp đặt phát triển theo một khuôn mẫu nhất định mà được làm những gì mình yêu thích say mê dưới sự định hướng gợi mở của cô giáo. Ở đó trẻ được trải nghiệm, được học mà chơi, chơi mà học đúng với tâm lý của độ tuổi mầm non.

docx 15 trang giangvu 08/05/2024 2792
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 25-36 tháng trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 25-36 tháng trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 25-36 tháng trong trường mầm non
 1.Đ ố i tượn g n gh iên cứu
 Trẻ nhà trẻ 25-36 tháng.
 2. Phạm vi ngh iên cứu
 Đề tài được nghiên cứu và áp dụng đối với trẻ mẫu giáo 25-36 tháng tuổi ở 
trường mầm non nơi tôi đang công tác.
 3 . T h òì gian nghiên cứu
 Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích đưa ra một số biện pháp xây dựng 
lớp học mầm non hạnh phúc nhằm khơi gợi ở trẻ tâm thế thoải mái, hứng khởi khi 
tham gia các hoạt động, để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của trẻ 
giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt đức - trí - thể - mĩ, hình thành nhân cách tốt ở 
trẻ sau này. Và tìm được niềm vui hạnh phúc của bản thân trong công việc.
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 (NỘI DUNG SKKN )
 I.CƠ SỞ KHOA HỌC.
 1. Cơ sở lí lu ận.
 Hạnh phúc là khi được làm những điều mình yêu thích, được thỏa sức sáng 
tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực 
của bản thân khi được thỏa mãn về đời sống vật chất và sự vừa lòng cả về đời sống 
tinh thần. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và trẻ nhỏ, trẻ được 
hạnh phúc trong môi trường gia đình, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. 
Bên cạnh đó các em cần được nuôi dưỡng và trưởng thành trong môi trường hạnh 
phúc đó là môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ đó chính là trường học vì 
vậy trường học phải là một trường học hạnh phúc. Để trường học hạnh phúc thì 
trước tiên lớp học hạnh phúc. Còn đối với giáo viên niềm hạnh phúc đó chính là 
được truyền đạt kiến thức, đào tạo được các thế hệ học trò vừa ngoan, vừa giỏi.
 Lớp học hạnh phúc là nơi trẻ được yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học 
hạnh phúc được xem như là ngôi nhà thứ 2 của trẻ, ở đó trẻ được sống vui vẻ thoải 
mái thể hiện bản thân và lớp học là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo cho trẻ tâm lí 
thoải mái khi đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò luôn có cảm 
giác muốn đến. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo một khuôn mẫu 
mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở 
đó trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các 
bài học được thông qua các trò chơi và trải nghiệm.
Môi trường học tập chỉ có thể hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và 
thực thi dựa trên yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu chia sẻ với người 2. Khó kh ăn.
 Trường đã cũ và xuống cấp nhiều không gian chật hẹp nên thường gặp khó 
khăn trong việc sắp xếp các góc chơi. Không có không gian để trang trí tạo hứng 
thú cho trẻ
 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19, năm nay trẻ lớp tôi hoàn toàn là trẻ 
mới nên nề nếp và kĩ năng của trẻ còn hạn chế.
 Một số phụ huynh chưa dành nhiều thời gian để quan tâm con nhiều hay cho trẻ 
tiếp xúc với các bài học cô cho nên việc phối hợp thường xuyên và kịp thời với giáo 
viên còn nhiều hạn chế.
 3. Khảo sát thực trạng.
Trước khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế để nắm bắt tình 
hình và lựa chọn, đưa ra những phương pháp cho phù hợp:
 BẢNG KHẢO SÁT NĂM HỌC (Tổn g 24 trẻ)
 Nội du ng kh ảo sát Trước khi t hực hiện đề tài
 Tốt Khá Tru n g bìn h Yếu
 SL % SL % SL % SL %
 Trẻ thích đi học và đi 
 6 25% 5 20,8% 10 41,6% 3 12,5%
 học đều
 Trẻ biết bộc lộ tình 
 cảm, những cảm xúc, 
 3 12,5% 5 20,8% 12 50% 4 16,6%
 suy nghĩ, tính cách 
 của bản thân
 Trẻ hứng vào các 
 6 25% 6 25% 9 45,8% 3 12,5%
 hoạt động tại lớp
 Trẻ mạnh dạn, tự tin 5 20,8% 3 12,5% 12 50% 4 16,6%
 *Nguyên n hân dẫn đến thực trạng
 Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, một số trẻ nam 
trong lớp quá hiếu động, có cá tính mạnh, không chú ý, nên việc tiếp thu kiến thức 
trong tiết dạy còn kém. Trẻ chưa biết thể hiện tình cảm, những cảm xúc, suy nghĩ, 
tính cách của bản thân, chưa hứng thú say mê các hoạt động ở lớp có thể vì 
nguyên nhân cô giáo còn cứng nhắc, chưa linh động, chưa sáng tạo được môi 
trương thân thiện dẫn đến trẻ không hứng thú và chưa thể hiện được cảm xúc của 
mình.
 Nhận thấy được điều đó ngay từ chính bản thân tôi và tại môi trường lớp học trẻ hơn, hiểu về trẻ nhiều hơn tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ. Trong 
tất cả các hoạt động một ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần 
thiết. Chấp nhận các ý kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt 
ý của mình, hỗ trợ trẻ đúng lúc nếu trẻ không giải quyết được.Luôn tin tưởng, 
khuyến khích trẻ. Khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ của trẻ một cách 
kịp thời. Không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để trẻ tiếp tục cố gắng.
 (Hình 1: Giờ đón trẻ thể hiện sự yêu thương minh chứng BP 1)
 Cho đi yêu thương sẽ được yêu thương đáp trả lại, cứ sau mỗi hoạt động đám 
trẻ lại vây quanh cô, cười nói tíu tít kể về những gì chúng thích, tôi đang cảm nhận 
được hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình 
dị nhất những ánh mắt ngây thơ như biết nói của các con, hay một câu nói hồn nhiên 
“Cô ơi con yêu cô lắm'” qua câu hỏi thể hiện sự quan tâm cô của các con, một biểu 
cảm yêu thương từ các con. Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ 
không phải là điều gì to tát, xa vời. Nghề giáo viên mầm non rất vất vả nhưng bù 
lại, tôi có rất nhiều niềm vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được 
chăm sóc, dạy dỗ các con. Để bản thân tôi thay đổi, học sinh của tôi sẽ thay đổi, với 
cô giáo hạnh phúc trẻ mới hạnh phúc và trường học mới hạnh phúc.
(Hìn h ảnh 2: Cô và trẻ cùn g trò ch uyện giao l ưu cảm xú c min h ch ứng cho biện p h áp 
1)
* Hiệ u quả: Qua việc cô giáo thay đổi cách ứng xử và phương pháp dạy đã giúp 
cho các con đến lớp trở nên vui vẻ hơn, yêu quý cô giáo và các bạn, từ đó các con 
đều cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đến lớp được gặp cô giáo.
 2. Biện p h áp 2: Xây dựn g môi trường lớp học.
 Nếu như mỗi giáo viên luôn nỗ lực để trở thành người mẹ thứ hai của trẻ là 
điều quan trọng giúp cô và trẻ kết nối yêu thương gắn bó thì việc xây dựng môi 
trường lớp học cũng giúp trẻ gắn bó với lớp học của mình hơn. Tôi cùng GV trong 
lớp xây dựng môi trường học tập của lớp phù hợp với yêu cầu độ tuổi và sở thích 
của trẻ. Chúng tôi tham khảo qua mạng internet, qua đồng nghiệp và hỏi ý kiến của 
trẻ, khuyến khích trẻ được tự tay làm các đồ dùng đồ chơi, tô màu các bức tranh, 
tạo ra các bài tập tư duy đơn giản hợp với độ tuổi để trang trí lớp học của mình, từ 
đó kích thích trẻ hoạt động một cách tích cực, trẻ sẽ yêu thích môi trường lớp học 
vì nơi đó có bàn tay của trẻ tạo ra. Khi trẻ chơi, tôi luôn quan sát các nhóm chơi và quá trình chơi của trẻ, tham gia 
nhập vai chơi cùng trẻ, tạo cơ hội và mở rộng dần mối quan hệ giữa trẻ trong nhóm 
chơi và giao lưu giữa các nhóm chơi. Luôn tôn trọng ý kiến của trẻ. Sau khi chơi 
tôi tập chung cả lớp nhận xét theo yêu cầu của chủ đề chơi và nhiệm vụ chơi. Tôi 
gợi ý để trẻ tự nhận xét về cách chơi, chơi xong trẻ có thói quen cất dọn đồ dùng, 
đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.
 Các sản phẩm của trẻ được trừng bày đó là một sự khích lệ với trẻ, động 
viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được 
“Môi ngày đến trường là một ngày vui ” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, 
gắn bó với ngôi nhà chung đó chính là trách nhiệm của mỗi người giáo viên chúng 
tôi. Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần 
gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi vậy tôi 
đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập 
của trẻ lớp mình
 (Hình ảnh 5 Góc trưng bày sản phẩm của trang minh chứng BP 2 trang 8) * 
Hiệu quả: Xây dựng môi trường học tập theo cách đổi mới giúp trẻ thấy yêu lớp 
hơn, môi trường học tập của trẻ thoải mái, gần gũi hơn để trẻ cảm hạnh phúc và 
thích thú khi chơi.
 3. Biện pháp 3: Xây dựn g gó c bìn h yên của lớp
 Trong các hoạt động một ngày ở lớp, chắc chắn các con sẽ không tránh được 
những xung đột xảy ra, hoặc có những lúc mất bình tĩnh hay buồn bực.
 Trong góc tôi chuẩn bị các khuôn mặt buồn, khuôn mặt cười hoặc khuôn 
mặt giận dữ.... Tôi đã chuẩn bị một số đồ dùng như: Loa và headphones trong đó 
có chứa các bản nhạc êm dịu, mỗi khi trẻ buồn hoặc trẻ có những cảm xúc tiêu cực, 
tôi thường ôm trẻ vào lòng, nhìn sâu vào mắt trẻ, bằng lời dịu dàng nhất có thể tôi 
đưa trẻ về góc bình yên, mở cho trẻ nghe một bản nhạc để giúp trẻ xua đi những 
tâm trạng không vui, cho trẻ thể hiện cảm xúc của trẻ bằng biểu tượng khuôn mặt 
(Con đang buồn, hay con đang tức giận..).
 (Hình ảnh 6 Góc bình yên minh chứng cho BP 3 trang 8)
 Tôi cũng chuẩn bị những tờ giấy giải toả tâm trạng, có bút màu, có hình ảnh 
về cô giáo, bố, mẹ, ông bà và các bạn, khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, trẻ có 
thể chỉ cho cô giáo những người mà các con muốn chia sẻ, những việc các con 
muốn làm khi các con không vui hoặc đang cáu giận, nếu người trẻ muốn chia sẻ 
là cô giáo thì tôi sẽ lắng nghe chia sẻ của trẻ, sau đó sẽ đưa ra lời khuyên hoặc giải 
thích để giúp trẻ bình tĩnh trở lại, nhận ra được những hành vi của mình và của bạn 
đâu là đúng, đâu là sai. Hoặc đó là những quyển truyện tranh với những hình ảnh 
vui tươi cho trẻ xem để giúp trẻ giải toả nỗi buồn. Góc bình yên là nơi giúp trẻ lấy 
lại được cân bằng trong cảm xúc. khỏe, thói quen tốt còn tạo cho trẻ tâm thế thoải mái sự hứng khởi để tham gia vào 
các hoạt động khác cùng cô và các bạn
 (Hình 8 Giờ thể dục sáng vui vẻ minh chứng cho biện pháp 4 trang 9)
 Giờ học vui vẻ, hạnh phúc: Là thời điểm quan trọng nhất trong sinh hoạt của 
bé tại trường mầm non, đây là hoạt động học mà chơi, chơi mà học.Tôi cung cấp 
cho bé những kiến thức mới trong chương trình của Bộ GD ĐT phù hợp với khả 
năng của trẻ và đặc điểm địa phương. Thông qua các hoạt động học đầy thú vị và 
vui vẻ, giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện nó một cách rất sinh động những gì 
chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh không nên áp đặt trẻ theo khuôn mẫu 
của người lớn... cứ như vậy các tiết học diễn ra sôi nổi, vui vẻ với những nụ cười 
thật sảng khoái của cả cô và trẻ.
 ( Hình ảnh minh chứng 9 giờ học vui vẻ hạnh phúc )
 Hoạt động ngoài trời vui vẻ: Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt 
động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Trong hoạt động ngoài trời, dưới sự 
hướng dẫn của các cô trẻ sẽ được hòa mình vào thiên nhiên cỏ cây hoa lá, gió và 
cát... tôi cho cá nhân trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, trẻ không 
những cảm thấy vui vẻ đầy thú vị mà còn khắc sâu được nội dung cần giáo dục 
cho trẻ. Đây chính là sân chơi mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc cho cô và trẻ.
 ( Hình ảnh minh chứng 10 giờ hoạt động ngoài trời vui vẻ )
 Hoạt động góc vui nhộn: Hoạt động góc là phương tiện hỗ trợ sự giúp trẻ phát 
triển mọi mặt thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm XH, thẩm mỹ. Dưới sự hướng 
dẫn, tổ chức nhẹ nhàng khéo léo của mình, thông qua hoạt động này giúp trẻ biết 
chia sẻ niềm vui của trẻ với các bạn, với cộng đồng làm thế xung quanh bé tươi 
đẹp và rộng lớn hơn. Qua hoạt động góc các bé được bắt chước người lớn theo 
cách riêng của mình, chúng sẽ tưởng tượng mình là người lớn thu nhỏ và cũng 
đóng góp một cương vị xã hội như cô chị cho em ăn dỗ khi em khóc với vai trò đó 
các bạn nhỏ lớp D1 đã tái tạo mô phỏng cuộc sống của người lớn mang tính tưởng 
tượng. Tuy đó chỉ là trò chơi đóng vai nhưng mang tính chất rất thật các hoạt động 
diễn ra ngoài xã hội, những ánh mắt, nụ cười thân thiện tràn đầy niềm vui và hạnh 
phúc.
 ( Hình ảnh minh chứng 11 giờ hoạt động góc vui vẻ)
 Hoạt động vệ sinh, ăn trưa vui vẻ: Để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh thì trẻ mới 
tích cực học tập, vui chơi ở trường cũng như ở nhà và mọi lúc mọi nơi. Công tác 
chăm sóc vệ sinh cho trẻ có vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất 
tốt nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động và học tập. Hiểu được tầm quan trọng 
đó nên tôi thường chú trọng công tác vệ sinh cá nhân cho trẻ, thực hiện đúng quy 
trình các bước rửa tay, dùng xà phòng duyệt khuẩn để rửa Một số biện pháp xây dựng 
lớp học hạnh phúc cho trẻ 25-36 tháng trong trường mầm non sạch tay, sau đó rửa lại tay 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 25-36 tháng trong trường m.pdf