Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh ở trường Tiểu học
Thuận lợi:
- Ban giám hiệu trong nhà trường luôn quan tâm sâu sát , giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy. Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do trường, phòng Giáo dục và Đào tạo to chức nên đã nắm bắt được việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
- Bản thân là giáo viên luôn có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong công tác, có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Có tâm huyết yêu nghề tận tâm trong sự nghiệp trồng người.
- Là một ngôi trường mới, phòng học khang trang, sạch sẽ. Môi trường rộng rãi thoáng mát, thân thiện có nhiều cây xanh
- Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác giáo dục học sinh của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
Khó khăn:
Đối với giáo viên:
- Thầy cô chưa tạo nhiều cơ hội cho các em học sinh được phản hồi, sáng tạo và gắn kết, được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc trong nhóm và hợp tác chia sẻ với các bạn. - “Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không?” Đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía:
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh ở trường Tiểu học
muốn làm tròn vai trò của mình. Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải yêu thích bộ môn của mình, phải học đều các môn, phải ngoan ngoãn lễ phép. + Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt mọi điều mà mình đã lập trình sẵn. Có như vậy mới là con ngoan, trò giỏi. Và thế là, dồn tất cả mọi áp lực lên vai người giáo viên. Rồi giáo viên đã dồn tất cả những áp lực ấy lên đôi vai bé nhỏ của học trò lúc nào không hay. Đến khi thực tế học trò không đạt được những kì vọng: học tập không tiến bộ, không chăm chỉ và có thái độ không đúng đắn...Khiến cho chúng ta nhiều lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đam mê, nhiệt huyết với nghề giảm sút. Thậm chí có giáo viên còn định bỏ nghề.. Và thế là... với giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường không còn là mỗi ngày vui; lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục. Đối với học sinh: - Học sinh chưa tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, các em chưa tích cực tham gia vào các hoạt động trải nghiệm. - Phần lớn các em còn nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, ngại ngùng chưa dám thể hiện tình cảm yêu thương cùng thầy cô và bạn bè, các em ngại đi học và không muốn đến lớp. - Nhìn chung phần lớn học sinh của trường ngoan, tuy nhiên ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, phụ huynh do mưu sinh nên chưa thật quan tâm đến việc học của con em mình. 2.2. Mục tiêu đạt được của sáng kiến: - Với sáng kiến tôi đưa ra nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thiết thực và phù hợp với thực tế hiện nay. Đặc biệt là xây dựng lớp 2G thành một lớp học hạnh phúc. Cụ thể : - Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin giao tiếp trong hoạt động học tập, lao động. - Góp phần nâng cao khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm, kĩ năng điều hành các hoạt động của học sinh. - Giúp học sinh biết chia sẻ, biết giúp đỡ yêu thương bạn bè và thầy cô. - Đâc biệt là giúp học sinh có hứng thú, yêu thích và cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi đến trường. mệnh đề: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp... Chính vì vậy mà việc xây dựng lớp học hạnh phúc là hết sức cần thiết. 2.3.2. Cơ sở thực tiễn: - Trong thực tế thì việc xây dựng một không gian lớp học hạnh phúc là một trong những tiêu chí góp phần xây dựng phong trào trường học thân thiện - học sinh tích cực và hướng đến “trường học hạnh phúc”. Có thể nói đây là một phong trào có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh giáo dục hiện nay đang có nhiều thay đoi. Xây dựng lớp học thân thiện, hạnh phúc là tạo ra một môi trường dạy học thân thiện, gần gũi và đầy ắp tiếng cười. Có tiếng cười trong mối quan hệ thầy trò thì chất lượng tiết học ngày càng hiệu quả hơn. - Trước hết, đó chính là nơi học sinh cảm nhận được hạnh phúc. Các em không chỉ được tiếp thu kiến thức, mà còn vui chơi, giải trí, tự do, sáng tạo theo lứa tuổi của mình. Là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. - Xuất phát từ cơ sở thực tiễn nêu trên, thì lớp học hạnh phúc chính là nơi học sinh, thầy cô được an toàn; được tôn trọng; được yêu thương; được học tập và làm việc bằng sự tự nguyện, trách nhiệm và nghĩa vụ. 3. Tóm tắt nội dung giải pháp: 3.1. Đối tượng, phạm vi áp dụng: Đối tượng áp dụng: Đối tượng nghiên cứu: Học sinh tiểu học. Trong năm học này, tôi đã làm công tác giảng dạy lớp 2 và tiến hành nghiên cứu 39 em học sinh, bên cạnh đó tôi còn tích lũy một số kinh nghiệm của những năm học trước và học hỏi kinh nghiệm của một số anh chị em đồng nghiệp trong nhà trường. - Tạo điều kiện để học sinh được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và học sinh thực sự thay đoi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. 3.3. Các giải pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc : - Dựa trên những tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc tôi thấy rằng, để có một lớp học hạnh phúc thực sự, ngoài giải pháp vĩ mô thì cần có những giải pháp khác, đó là những việc làm khả thi chúng ta có thể làm được ngay. - Từ nhận thức sâu sắc về các vấn đề đã phân tích ở trên,, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cải thiện hạnh phúc của giáo viên và học sinh trong mỗi lớp học mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện ngay tại lớp học của mình. - Dựa trên thực tế HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp như sau: - Giải pháp 1: Giáo viên thay đổi bản thân, kiến tạo hạnh phúc Để xây dựng được lớp học hạnh phúc, tôi nhận thấy điều quan trọng là bản thân các thầy cô phải trực tiếp thay đổi bản thân mình. Thầy cô hạnh phúc thì học sinh cũng sẽ thấy hạnh phúc. Từ đó, khi gặp các thầy cô các em sẽ luôn cảm thấy gần gũi và cảm nhận được thầy cô là người che chở cho mình . Trước kia, đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt “giận dữ” khi các em chưa ngoan, không giữ nề nếp lớp học, không chú ý nghe cô giáo giảng bài, ngồi trong lớp muốn làm gì thì làm... Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc các em phải theo “khuôn mẫu” mà tôi không hề nghĩ rồi sẽ có một ngày các em bức phá, làm theo những gì mà mình muốn. Và điều gì đến cũng đã đến, bởi bản thân mỗi đứa trẻ là một thế giới quan sinh động, các em có quyền sáng tạo và trải nghiệm, sẽ thật là phản giáo dục nếu cứ mãi bắt ép các em vào những thứ rập khuôn. Tôi lặng ngồi xuống và đặt câu hỏi: Liệu rằng những đứa trẻ của mình có hạnh phúc không khi cứ “ lập trình” các em cứ như một con robot như thế? Một người thầy thật sự phải là một người thầy khiến cho học sinh hứng thú Ớ ngôi trường của chúng tôi, việc duy trì và phát triển phong trào TDTT luôn được quan tâm chú trọng. Ngoài các giờ lên lớp, cả cô và trò đều tích cực tham gia các hoạt động động TDTT rèn luyện sức khỏe cũng như gắn kết các thành viên lại với nhau. Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học. Đúng như ông cha ta đã nói “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bo”, lợi ích của nụ cười đã được khoa học chứng minh. Việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì giáo viên chưa biết cách quản lý cảm xúc của mình, không có tính hài hước nhưng chúng ta sẽ làm được nếu ta có tâm với nghề, yêu thương học sinh như những đứa con của mình. Cụ thể như sau: Trong mội buổi học giáo viên khởi động giờ học bằng một số việc làm đơn giản, có thể không liên quan đến nội dung dạy như một câu đố, một vài động tác thể dục, một bài hát... Có như vậy, học sinh mới được kích thích những cảm xúc tích cực, và từ đó thu nhận kiến thức dễ dàng hơn. Giáo viên lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên. Ví dụ : khi các học sinh mắc lỗi khi đang nói, thay vì cắt ngang hay sửa lại, tôi thường làm gương mặt khôi hài , điều đó giúp các học sinh nhìn ra được lỗi của mình nhưng sẽ giảm bớt áp lực để “sửa sai”. Có thể là những lời nói đùa thú vị có thể diễn ra tự phát qua các tình huống xảy ra trong giờ học. - Tâm lí chung của học sinh là sợ trả lời sai, có em còn hỏi “ Làm sai có bị sao không ạ?” Trong tình huống đó, tôi có thể nói vui rằng: “Sai à? Không sao, cô cảm ơn”. Cảm ơn ở đây là cảm ơn em đã dũng cảm sửa lỗi sai, đó là bài học sâu sắc cho mỗi học sinh trong lớp. - Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về những điều các em làm sai hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai. Mỗi lời nói, hành động của thầy cô sẽ là nguồn lực để các em thay đổi theo hướng tích cực. - Lớp học thân thiện hạnh phúc phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: - Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho dây trầu bà, cây trường sinh vào con tôm hoặc con cá bằng sành, đo nước vào rồi treo trên vách tường. Dây trầu bà và cây trường sinh chỉ sống bằng nước và rất ưa rợp, lại không có lá úa, rụng nên rất sạch. Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống, dây trầu bà lá xanh rũ xuống từng dây dài rất đẹp. - Lớp học được thiết kế các góc “xanh” giúp giáo viên và học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Ngoài ra, các em còn được học tập và vui chơi trong không gian thân thiện và gần gũi với thiên nhiên. VANG THI LỜI ĐVA ỊHAV Trang trí lớp học được thiết kế các góc “xanh” gần gũi với thiên nhiên. - Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng nhóm: mỗi nhóm phải sưu tầm tranh ảnh - Đầu tiên tôi làm menu chào hỏi để cho học sinh được lựa chọn cách mà các em mong muốn khi bước vào lớp vào mỗi buổi sáng. - Lúc đó các em sẽ không còn cảm giác nặng nề khi bước vào lớp mà trái lại các em sẽ cảm nhận được không khí thoải mái giống như là những người bạn thân. Chỉ cần một câu chào hỏi nhẹ nhàng và một lời thì thầm yêu thương như vậy các em sẽ thấy mình hạnh phúc cả ngày. - Để tích cực hoá bản thân theo mong muốn chính đáng của học sinh, tôi đã đặt một hòm thư với tên gọi “Điều em muốn nói” ngay tại lớp để các em gửi cô những lời nhắn nhủ yêu thương, thậm chí là những lời góp ý, những mong muốn cô thay đoi của mình. - Cuối mỗi tuần, tôi lại mở hộp thư ấy và thực sự xúc động khi đọc được những lời tâm sự hồn nhiên, thơ ngây nhưng cũng rất chân thành của các em. - Thông qua những lời tâm sự, lời bộc bạch của học sinh mà tôi thêm hiểu các em hơn, thêm trân quý tình cảm, cảm xúc, nhu cầu của các em để tôi kịp thời điều chỉnh, đáp ứng sao cho hợp lý nhất để các em thực sự thấy vui vẻ, hạnh phúc khi đến lớp. Hòm thư với tên gọi “Điều em muốn nói” lớp 2G
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh ở trường Tiểu học.pdf