Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
“Hạnh phúc” theo tôi nghĩ đó là một đề tài và mỗi một trái tim đang đập sẽ có một bài thuyết trình đáng để được lắng nghe. “Hạnh phúc” đó là một thứ không thể cầm, nắm, cân, đong; càng không thể nhìn vào màu sắc hay ngửi ra mùi vị. Nhưng lại là thứ có thể biến hóa trong bàn tay, đôi mắt và tâm hồn. Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình. Ở mỗi thời điểm khác nhau, chúng ta sẽ luôn luôn mong muốn hạnh phúc. Bản thân tôi cho rằng hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cá nhân đạt được khi làm một vấn đề nào đó, cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này.
Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học đặc biệt đối với trẻ nhỏ, phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lý thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Học sinh phấn khởi, vui tươi là niềm hạnh phúc lớn đối với giáo viên. Tôi rất tâm đắc với câu nói “Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
động. Cô giáo luôn cười nói vui vẻ với trẻ, có cử chỉ thân thiện triều mến, sẵn sàng giúp đỡ các cháu khi gặp khó khăn thì sẽ được trẻ yêu mến và kính trọng. Thật vậy, trong các hoạt động ở lớp hay hoạt động ngoài trời cô giáo luôn quan tâm, che chở, bảo vệ trẻ, thường xuyên khích lệ, động viên cho trẻ thì các cháu sẽ nhận thấy sự an toàn khi ở bên cạnh cô giáo của mình. Chính vì vậy để có lớp học hạnh phúc thì vai trò của cô giáo rất quan trọng, trong các hoạt động cô phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với các bạn và cô giáo. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi để tất cả trẻ được tham gia và thực hiện. Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động cùng cô và các bạn. Ngay từ đầu năm học trên cơ sở chất lượng thực tế tại lớp tôi lập kế hoạch đưa ra mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp, thực hiện đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, xây dựng hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trao dồi kiến thức, tiếp cận những phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm được nhà trường đánh giá cao. Bản thân tôi luôn học cách lắng nghe các cháu nói, trò chuyện với các cháu, nhờ đó tôi hiểu được các cháu, chăm sóc dạy dỗ các cháu hiệu quả hơn. Tôi đang học cách sống hạnh phúc từ những khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất những ánh mắt ngây thơ như biết nói của các cháu, hay một câu nói hồn nhiên “Cơm ngon cô hỉ”, “Hôm nay con mặc áo mới”, “Trưa nay cô ngủ với con nha!”Một biểu cảm yêu thương từ các con. “Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ không phải là điều gì to tác, xa vời”. Giáo viên trong lớp chúng tôi luôn động viên nhau thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với những đổi mới của ngành, của trường trong bối cảnh hiện nay,cùng nhau xây dựng văn hóa nhà trường với phương châm “Nghiêm túc trong công việc, tôn trọng lẫn nhau, vì học sinh hành động”. Biện pháp 2: Tạo dựng môi trường lớp học thân thiện. Việc trang trí môi trường lớp học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ giúp trẻ tăng cường các điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được chơi và thể hiện mình trên các góc, trẻ được hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm. Nhờ đó trẻ phát huy tối đa sự tư duy trí óc, kích thích khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. thì thích chơi một mình. Chính vì vậy cô giáo cần phải tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng và có nhiều màu sắc. Tôn trọng sự khác biệt trước hết là không áp đặt trẻ phải làm thế này, thế kia và không đem giá trị của một vài cá nhân mà áp đặt cho cái chung của lớp, nếu chúng ta buộc tất cả các cháu đều giống nhau thì đó là triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những niềm đam mê, yêu thích của trẻ nhưng phải có sự định hướng của cô giáo. Ví dụ: Đối với hoạt động tạo hình, đề tài “Vẽ theo ý thích” cô giáo định hướng vẽ về chủ đề: Thế giới động vật: trẻ có thể vẽ “Con cá”; “Con lợn”; “Con gà” và trẻ có thể vẽ nhiều con hoặc một con, trẻ có thể tô màu nước hoặc màu sáp và trẻ chọn màu tô theo ý thích của mình. Như vậy để tôn trọng sự khác biệt của trẻ trong các hoạt động trên lớp giáo viên cần tận dụng mọi hoàn cảnh để khơi gợi vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của đứa trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Khi trẻ thể hiện được khả năng của bản thân là lúc trẻ tự tin tham gia tích cực các hoạt động, lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của trẻ, nơi mà trẻ được yêu thương và mọi người quan tâm, có bạn bè và cô giáo luôn bên cạnh để động viên trẻ. Có như vậy trẻ mới trở nên mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động, tập cho trẻ thói quen trao đổi trò chuyện, tự khám phá, suy nghĩ, đề xuất ý kiến, tranh luận, thảo luận với các bạn và cô giáo. Biện pháp 4: Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ để xây dựng lớp học hạnh phúc. Cha mẹ trẻ là chiếc cầu nói giữa giáo viên trong việc tạo dựng môi trường giáo dục, cùng chăm lo nuôi dưỡng trẻ phát triển một cách toàn diện, làm thế nào để trẻ được sống trong môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, và thật sự hạnh phúc, đó là điều mà chúng ta luôn hướng đến. Trên cơ sở kế hoạch nhà trường đã triển khai tiêu chí “Xây dựng trường học hạnh phúc”, Bộ tiêu chí này là căn cứ để giáo viên xây dựng chương trình, tài liệu để tuyên truyền hướng dẫn các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, trên cơ sở đó tạo sự thống nhất và đồng thuận gữa gia đình và nhà trường. Để làm được điều này giáo viên cần phải làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với cha mẹ trẻ dưới nhiều hình thức như thông qua các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm và cuối năm, thông qua góc tuyên truyền, sổ liên lạc và hoạt động đón trả trẻ để cha mẹ trẻ biết được nội dung của từng tiêu chí, từ đó cha mẹ trẻ có sự phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ theo kết quả mong đợi. Bên cạnh đó cha mẹ trẻ có trách nhiệm xây dựng môi trường thân thiện ngay trong gia đình, trong đó mọi thành viên trong gia đình đều yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cha mẹ gương mẫu trong mọi hoạt – Đa số cha mẹ trẻ làm nghề buôn bán ít dành thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình, khả năng giao tiếp, học tập phần lớn đều do cô giáo cung cấp ở lớp. – Một số trẻ hiếu động, tự kỹ, chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm, chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại (nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở): – Để có một trường, lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp và với cha mẹ trẻ, điều quan trọng hơn nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô giáo phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc cha mẹ trẻ, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui thực sự ý nghĩa. – Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Trẻ mầm non thì mỗi trẻ có một râm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. – Dựa trên tôn trọng, hầu hết các công việc sẽ diễn ra suôn sẽ và có trách nhiệm cao. Đặc biệt, với các giáo viên, khi thấu hiểu giá trị tôn trọng, biết tôn trọng, họ sẽ làm được việc tôn trọng học sinh, đẫn đến thay đổi lớn về nội dung, cách thức giáo dục. Từ đó sẽ tạo ra những thành tựu lớn cho giáo dục con người. – Phong cách yêu thương, quan tâm, chia sẽ xuất phát từ tình cảm chân thành đừng để ảnh hưởng của rào cản vật chất hay một số tác động tiêu cựcLớp học hạnh phúc là phải để. “Trẻ là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh phúc của cha mẹ và cô giáo”. 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: – Theo bản thân tôi những biện pháp mà tôi thực hiện tại trường rất có khả thi và có thể nhân rộng trong toàn trường và các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện. – Qua việc xây dựng lớp học hạnh phúc chúng tôi mong muốn đem lại cho các cháu một sự phát triển toàn diện về năm mặt, những biện pháp tôi đã thực hiện không tốn kinh phí nhiều mà ngược lại đem lại hiệu quả rất cao. • Những thông tin cần được bảo mật – nếu có: không • Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu – nếu có: Nơi áp dụng sáng Ghi TT Họ và tên Nơi công tác kiến chú Trường MN Ái 1 Lê Thị Lan Lớp Lớn 3 Nghĩa Trường MN Ái 2 Nguyễn Thị Mỹ Nử Lớp Lớn 2 Nghĩa Nguyễn Thị Thanh Trường MN Ái 3 Lớp Lớn 4 Thảo Nghĩa Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong báo cáo là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ái Nghĩa, ngày 24 tháng 3 năm 2021 Xác nhận và đề nghị của Đơn vị Người báo cáo HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Liên Nguyễn Thị Thu Sương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx