Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.

Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.

Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?

Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.

Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.

docx 20 trang giangvu 08/05/2024 661
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà 
bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng 
được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm 
non.
Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và 
nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về 
đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng 
cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền 
tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.
Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?
Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích 
hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ 
huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ 
cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong 
việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo 
nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì áp 
đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong 
muốn của cá nhân và có định hướng.
Như chúng ta đã biết, với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước đã 
kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về 
đạo đức, thiếu lương tâm, trách nhiệm; ý thức về bảo vệ môi trường của cộng 
đồng, việc giáo dục toàn diện ở góc độ nào đó chưa được quan tâm thường 
xuyên. 
Một số trường cơ sở hạ tầng vật chất chưa được đầy đủ, các phòng chức năng 
còn thiếu, xây dựng khuôn viên tạo môi trường trong và ngoài lớp học chưa đạt 
yêu cầu. Một số trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng 
việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp. 
Hơn nữa, một số cán bộ địa phương chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan 
trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non, chưa quan 
tâm đúng mức đến bậc học mầm non. Một số Giáo viên chưa thực sự yêu thương 
trẻ, chưa đặt sự an toàn của trẻ lên hàng đầu và chưa có sự tôn trọng trẻ. Giáo 
viên chưa đầu tư nghiên cứu tài liệu để đổi mới phương pháp dạy học cũng như - Xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học thân thiện giúp trẻ thích đến trường 
tạo cảm giác cho trẻ ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ.
III. Phạm vi nghiên cứu:
 - Trẻ 24 -36 tháng tuổi lớp D1, Trường mầm non Đức Giang B
VI. Phương pháp nghiên cứu:
 - Quan sát, theo dõi, thực hành, luyện tập.
V.Thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài:
 - Từ tháng 9/2020 đến hết tháng 4/ 2021
 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
 Hạnh phúc là một từ vay mượn từ tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng lập: 
“hạnh” có nghĩa gốc là “may mắn”, còn “phúc” có nghĩa gốc là “tốt lành”. Tựu 
trung lại, hạnh phúc có nghĩa là may mắn tốt lành. 
 Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất 
cả chúng sinh”. Là thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hôi. 
 Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và 
thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa 
mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Có 
rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi 
chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia 
đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã 
hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh phúc. 
 Trường học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trường học hạnh 
phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục 
hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh 
phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường 
là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung 
động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng 
vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ 
được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài 
học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. 
 Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn 
và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với 
đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan 
trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào 
tạo. Đặc biệt của ban giám hiệu nhà trường của chị em bạn bè đồng nghiệp. 
 - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi học lớp chuyên đề do phòng 
giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham gia kiến tập một số chuyên đề do các trường ở 
trong Huyện thực hiện. 
 - Là một ngôi trường có phòng học khang trang, rộng rãi.
 - Môi trường rộng rãi, thoáng mát. 
 - Trẻ khỏe mạnh, cùng độ tuổi, đi học đều.
 - Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình trong công 
tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. 
 - Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng. 
2. Khó khăn 
 - Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa thực sự 
đầy đủ. 
 - Số trẻ đông nên giáo viên gặp khó khăn trong việc bao quát trẻ.
 - Do đặc thù là khu đô thị học sinh và phụ huynh ở nhiều vùng quê khác nhau 
nên còn nói tiếng địa phương. 
 - Phụ huynh đa phần lần đầu tiên cho con học trường công lập nên chưa hiểu 
được các hoạt động của trường công lập, chưa chia sẻ với nhà trường với giáo 
viên những khó khăn, luôn có những đòi hỏi không phù hợp với trường.Chính vì 
vậy sự phối hợp với phụ huynh học sinh – giáo viên và nhà trường chưa tốt. 
 - Do trẻ nhỏ nên còn nhút nhát.
 - Một số trẻ còn hiếu động, tự kỷ, chưa tích cực trong việc tham gia 
hoạt động trải nghiệm. 
III. Các biện pháp thực hiện
1.Biện pháp 1: Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ
 Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó 
còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về 
thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với 
người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của 
sự phát triển con người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc 
đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có 
tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng 
 dưng...Khái niệm “ Tôn trọng”, “ Cảm xúc” đó là trên lý thuyết trên định nghĩa 
 rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc quả là khó và khó hơn 
 nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại là lứa tuổi mầm non. của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ trợ nhóm 
trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôi hỗ trợ 
định hướng giúp đỡ trẻ tìm cách giải quyết vấn đề. 
 Không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra trong khi chơi, bình tĩnh 
lắng nghe và đưa ra những lời khuyên phù hợp, khi có tình huống xảy ra trong 
khi chơi, tôi chú ý quan sát, lắng nghe. Không vội vàng can thiệp ngay khi chưa 
thực sự cần thiết, để trẻ tự giải quyết tình huống. 
 Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen gợi, động viên những thành công dù nhỏ 
của trẻ một cách kịp thời. không chê cười khi trẻ chưa làm được, động viên để trẻ 
tiếp tục cố gắng. 
 Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của 
mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn 
luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình. 
 Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì 
các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi 
trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học 
hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân tạo được các tình cảm lành mạnh, góp phần 
phát triển nhân cách tốt đẹp. 
2.Biện pháp 2: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và sự yêu 
thương đối với trẻ.
 Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm 
xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trong 
các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với 
bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để 
đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi 
hoạt động với cô và các bạn. Ngay từ đầu năm học tôi đãlập kế hoạch đưa ra mục 
tiêu nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo 
dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện 
từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các 
hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi 
kiến thức, tiếp cận những phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, 
sáng tạo. Tham gia vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, 
tham gia vào hội giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng 
kiến kinh nghiệm. 
 Xây dựng mối quan hệ thân thiện là việc đầu tiên cần phải thực hiện ở một tập 
thể nhà trường, ban giám hiệu trường tôi các cô, các chị như người mẹ, người chị 
cả trong gia đình sống rất tình cảm, chan hòa, bảo ban công việc rất nhẹ nhàng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_phong_t.docx