Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo biết trao gửi và chia sẻ yêu thương

Tình yêu thương là sức mạnh duy nhất có thể biến một kẻ thù thành một người bạn” (Mortin Luther King)

“ Là người ai cũng cần có tình yêu thương, và mong muốn đó như là một nhu cầu hạnh phúc chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, không phải cứ cần là có yêu thương và tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có. Mà muốn có tình yêu thương thì chính bản thân mỗi người cần phải biết cho đi, tức là biết chia sẻ, trao gửi yêu thương. Khi đó cái mà chúng ta nhận lại được cũng chính là tình yêu thương của chính bản thân mình, của người thân, của bạn bè, và của xã hội. Để trao gửi, chia sẻ yêu thương, bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu như thế nào là tình yêu thương? Như thế nào là chia sẻ? Như thế nào là cho đi và nhận lại? Và quá trình đó là quá trình chúng ta tìm hiểu trên suốt một chặng đường dài mà chúng ta đã, đang và sẽ sống. Đó là quá trình chúng ta học hỏi, trải nghiệm và khi đó chúng ta mới thấy được giá trị của nó”

Tình yêu thương là chia sẻ những gì mình có cho mọi người. Nó xuất phát từ trái tim, từ sự đồng cảm và tinh thần đồng loại của con người với con người trong xã hội., Chẳng hạn: Chúng ta sẽ cảm động khi chúng kiến tình yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái; Chúng ta thấy nghẹn ngào, xúc động khi chúng kiến hoàn cảnh của các bạn học sinh nghèo khó khăn; Của tấm lòng những đứa con hiếu thảo đối với cha mẹ mình; Của những công dân đầy tình yêu thương khi bắt gặp những mảnh đời éo le, bất hạnh.......... Và còn rất nhiều câu

chuyện về tình yêu thương mà chúng ta chưa được chứng kiến, chưa hề hay biết đang tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.

docx 30 trang giangvu 08/05/2024 2691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo biết trao gửi và chia sẻ yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo biết trao gửi và chia sẻ yêu thương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo biết trao gửi và chia sẻ yêu thương
 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
 Tình yêu thương là sức mạnh duy nhất có thể biến một kẻ thù thành một 
người bạn” (Mortin Luther King)
 “ Là người ai cũng cần có tình yêu thương, và mong muốn đó như là một 
nhu cầu hạnh phúc chính đáng của mỗi người. Tuy nhiên, không phải cứ cần là có 
yêu thương và tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có. Mà muốn có tình yêu 
thương thì chính bản thân mỗi người cần phải biết cho đi, tức là biết chia sẻ, trao 
gửi yêu thương. Khi đó cái mà chúng ta nhận lại được cũng chính là tình yêu 
thương của chính bản thân mình, của người thân, của bạn bè, và của xã hội. Để 
trao gửi, chia sẻ yêu thương, bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu như thế nào là 
tình yêu thương? Như thế nào là chia sẻ? Như thế nào là cho đi và nhận lại? Và 
quá trình đó là quá trình chúng ta tìm hiểu trên suốt một chặng đường dài mà 
chúng ta đã, đang và sẽ sống. Đó là quá trình chúng ta học hỏi, trải nghiệm và khi 
đó chúng ta mới thấy được giá trị của nó”
 Tình yêu thương là chia sẻ những gì mình có cho mọi người. Nó xuất phát 
từ trái tim, từ sự đồng cảm và tinh thần đồng loại của con người với con người 
trong xã hội., Chẳng hạn: Chúng ta sẽ cảm động khi chúng kiến tình yêu vô bờ bến 
của cha mẹ dành cho con cái; Chúng ta thấy nghẹn ngào, xúc động khi chúng kiến 
hoàn cảnh của các bạn học sinh nghèo khó khăn; Của tấm lòng những đứa con 
hiếu thảo đối với cha mẹ mình; Của những công dân đầy tình yêu thương khi bắt 
gặp những mảnh đời éo le, bất hạnh.....................................Và còn rất nhiều câu
chuyện về tình yêu thương mà chúng ta chưa được chứng kiến, chưa hề hay biết 
đang tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
 Vậy tình yêu thương mang đến sức mạnh gì?
 Sức mạnh của nó chính là giúp cho con người ta vững tin hơn trong cuộc 
sống, vượt qua gian khổ. Nó cảm hóa và làm thay đổi những con người sống chưa 
tốt.... Tình yêu thương còn làm cho cuộc đời này trở nên tươi đẹp hơn. Tình yêu 
thương của ta đưa người khác đến đỉnh cao của thành công và đưa ta vượt lên 
những điều tầm thường. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của chính mình trong 
hạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con người 
dành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cội 
nguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên 
đời mà con người với con người có thể trao gửi cho nhau. Như 2/31 trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện tình yêu thương, chia sẻ tới người thân, cô 
giáo, bạn bè và những người xung quanh. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn xây dựng 
sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo biết trao 
gửi và chia sẻ yêu thương ”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Giúp trẻ hiểu Yêu thương là gì? Trao gửi và chia sẻ yêu thương là như thế 
nào? Và làm thế nào để có thể trao gửi và chia sẻ yêu thương?
 Việc giáo dục cho trẻ biết trao gửi và chia sẻ yêu thương là để giúp trẻ hiểu 
những giá trị về yêu thương, có các mối quan hệ dựa trên giá trị của yêu thương và 
ý nghĩa của hành động trao gửi và chia sẻ yêu thương đối với bản thân và mọi 
người.
 Qua việc giúp trẻ biết trao gửi và chia sẻ yêu thương, trẻ có nhu cầu thay 
đổi hành vi và ứng xử một cách yêu thương hơn với bản thân, với những người 
thân trong gia đình và cuộc sống xung quanh trẻ.
 Giúp trẻ biết lắng nghe, biết cách giao tiếp và biết cách giải quyết các vấn 
đề của mình với mọi người, mọi vật quanh trẻ bằng lời nói, hành động đẹp.
III . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn.
 - Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo biết trao gửi và chia sẻ 
yêu thương.
 - Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo biết trao 
gửi và chia sẻ yêu thương.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM.
 27 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi B3 tại trường mầm non nơi tôi công tác.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 Từ tháng 9 năm 2017 đến hết tháng 4 năm 2018 và những năm tiếp theo.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp điều tra.
 - Quan sát, trao đổi.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 + Áp dụng các biện pháp đề xuất.
 + Kiểm tra, so sánh sau 32 tuần áp dụng các biện pháp đã đề xuất.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 1. Đặc điểm tình hình.
 Tôi luôn mong muốn mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất, 
mong muốn dạy các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người để hình thành cho 
các con nhân cách tốt đẹp.
 Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của 
lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi
 Nhà trường được ủy ban nhân dân huyện Ba Vì, phòng GD&ĐT Ba Vì quan 
tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị khang trang. Nhà trường trang bị đầy đủ đồ 
dùng đồ chơi theo thông tư 02 cho các lớp.
 Nhà trường thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, 
tập huấn các chuyên đề do sở giáo dục, Phòng GD & ĐT Ba Vì tổ chức.
 Giáo viên đều có trình độ trên chuẩn, có kiến thức chuyên môn vững vàng, 
nghiệp vụ sư phạm tốt, yêu nghề mến trẻ.
 Một số phụ huynh đã quan tâm để ý đến việc học tập của các con nên đã phối 
hợp với cô giáo trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 * Khó khăn:
 Trường thuộc địa bàn miền núi, mức thu nhập của người dân thấp, trình độ 
dân trí không đồng đều, nếp sống sinh hoạt của mỗi gia đình trẻ là khác nhau.
 Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên 
chưa phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng 
như ở nhà. Việc thống nhất những quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục các con 
giữa phụ huynh và giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn nhầm 
lẫn giữa “Yêu thương” và “Bao bọc”, Vì yêu con quá nên vô tình lại tạo cho con 
một “lá chắn” bảo vệ quá kĩ. Vì vậy công tác tuyên truyền còn gặp rất nhiều khó 
khăn.
 Đôi khi giáo viên còn thụ động và thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, sử 
dụng và vận dụng sáng tạo các biện pháp nhằm giúp trẻ biết trao gửi và chia sẻ yêu 
thương.
 2. Khảo sát thực trạng.
 Năm học 2017-2018. Tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 4-5 tuổi. Qua 
quá trình thực hiện. Tôi thấy hoạt động trao gửi và chia sẻ yêu thương thật thiết thực 
và bổ ích đối với trẻ mầm non.Với mong muốn nâng cao chất lượng cho trẻ - Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm, tìm tòi nghiên cứu tài liệu để tổng 
hợp kiến thức đầy đủ, chính xác. Vì vậy khi giáo dục trẻ còn gặp nhiều lúng túng, 
gây nên sự nhàm chán cho trẻ.
 - Chuẩn bị cho hoạt động chưa chu đáo, sơ sài, nội dung chưa hấp dẫn, cách 
vào bài còn đơn điệu, tẻ nhạt, các bước chuyển tiếp chưa linh hoạt, chưa bám sát 
vào chủ đề.
 - Giáo viên chưa chú trong đến việc dạy trẻ biết trao gửi và chia sẻ yêu 
thương qua các hoạt động.
 - Giáo viên chưa tạo được môi trường lớp học thân thiện để thu hút trẻ
 - Chưa có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp và hình thức sử 
dụng trong các hoạt động.
 - Giáo viên chưa phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong quá trình giáo 
dục để hình thành nhân cách cho trẻ.
 - Chưa tích cực tổ chức các hoạt động có tích hợp tình yêu thương cho trẻ.
 Đứng trước tình trạng trên, tôi thấy băn khăn lo ngại cho các cháu lớp tôi về 
tình cảm yêu thương . Từ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện giúp trẻ mẫu giáo 
biết trao gửi và chia sẻ yêu thương''”. Hy vọng những gì tôi làm được sẽ góp vài ý 
kiến nhỏ vào hệ thống lý luận và phương pháp dạy trẻ mẫu giáo , nhằm giúp trẻ biết 
trao gửi và chia sẻ yêu thương.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP .
1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và đạo đức và đạo đức cho 
bản thân.
 Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo 
viên cần phải là một tấm gương. Vậy nên Tôi cần phải trang bị cho chính bản thân 
mình những kiến thức chuyên môn chính xác kèm theo đó là sự trải nghiệm các kĩ 
năng giáo dục thực tế và rèn luyện cho mình có những phẩm chất đạo đức chuẩn 
mực.
 Trao đổi với đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ để tìm ra phương pháp 
lồng ghép yêu thương vào các hoạt động hàng ngày của trẻ từ đó có biện pháp hướng 
dẫn trẻ tiếp nhận giá trị yêu thương.
 Lắng nghe ý kiến đóng góp của giáo viên trong và ngoài trường.
 Để hoạt động đạt kết quả cao, tôi thường xuyên nghiên cứu kỹ mục đích yêu 
cầu của từng hoạt động. Cần cung cấp kiến thức như thế nào để trẻ hoạt động hứng Tài liệu tham khảo về tâm lý và cách giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
Qua một thời gian tự học, tự bồi dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được rất 
nhiều những kiến thức cơ bản về giáo dục những kĩ năng sống cơ bản cho trẻ và 
tôi đã “hiểu” trẻ hơn, tôi đã tiếp thu được những kiến thức để có thể thiết kế một 
số hoạt động dạy cho trẻ biết trao gửi và chia sẻ tình yêu thương của mình với mọi 
người xung quanh.
 Vậy nên đối với trẻ tôi biết tôi cần phải tác động một lực tác động yêu 
thương đến trẻ để trẻ cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương từ tôi và tất cả 
mọi người, mọi vật xung quanh trẻ. Từ đó trẻ thay đổi, tôi hiểu:
 Hãy luôn để trẻ được sống trong tình yêu thương.
 Người lớn hãy làm gương cho trẻ.
 Tạo cơ hội giúp trẻ có những biểu hiện của tình yêu thương con người, yêu 
thương muôn loài và biết cách thể hiện tình yêu đó.
 Lắng nghe và tôn trọng trẻ ở tất cả mọi tình huống.
 Như vậy, qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng kiến thức và đạo đức tôi thấy 
mình đã học hỏi được rất nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu. Thông 
qua các buổi học tập đó tôi thấy mình đã hiểu hơn về tâm lý của trẻ. Từ đó mà các 
hoạt động tôi tổ chức luôn đạt kết quả cao.
2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện thu hút trẻ, một không 
gian chưa đựng tình yêu thương.
 * Trang trí môi trường lớp học thân thiện:
 Lớp mẫu giáo chính là ngôi nhà thứ 2 của các con. Nên lớp học có môi 
trường thân thiện và thẩm mĩ rất hut hút và bắt mắt với trẻ, qua đó các con rất thích 
đi lớp và tự tin hơn khi hoạt động trong các góc hoạt động của lớp. Nhận 10/31

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_bie.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo biết trao gửi và chia sẻ yêu thương.pdf