Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời. Với sự phát triển đặc biệt của trẻ mầm non nên vai trò của giáo dục mầm non không một cấp học nào có được, đó chính là việc thực hiện đồng thời cả 3 nhiệm vụ: Nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới sự nghiệp giáo dục mầm non. Người từng căn dặn “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Trường mầm non là cái nôi nuôi dưỡng kế tiếp các thế hệ con người mới cho tương lai, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ càng thích hợp bao nhiêu thì càng tạo ra những nền tảng cho tiến bộ sau này của trẻ bấy nhiêu. Trong đó môi trường giáo dục là một trong những điều hết sức cần thiết. Là người đứng đầu nhà trường, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới, sáng tạo điều kiện hoạt động của nhà trường để phù hợp với giai đoạn phát triển giáo dục thủ đô Hà Nội trong thời kì hội nhập. Làm thế nào để xây dựng được một khung cảnh sư phạm đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, hạnh phúc nhưng lại tạo được hình ảnh, phong cách, dấu ấn riêng của nhà trường và của mỗi lớp học? Môi trường giáo dục đó phải thỏa mãn nhu cầu thực sự của mỗi trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên? Làm thế nào để xây dựng, tận dụng được các không gian có sẵn của nhà trường mang lại hiệu quả hoạt động đáp ứng với đổi mới hình thức tổ chức của cô và trẻ, kinh phí để xây dựng, cải tạo, sửa chữa phải phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường và địa phương? Nhưng lại đạt được hiệu quả. Đó là thách thức đặt ra với tôi và tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Nhưng với tinh thân quyết tâm, muốn đổi mới hình ảnh, phong cách dấu ấn riêng của nhà trường và của mỗi lớp học là một việc khiến tôi trăn trở suy nghĩ. Với mong muốn năm học 2022-2023 làm thế nào để xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc, để tôi cũng như tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, hạnh phúc ngập tràn. |
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc
MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:.............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: ....................................................................2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................................3 I. Cơ sở lí luận .....................................................................................................3 II. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................4 1. Đặc điểm chung: ..............................................................................................4 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN....................................................................5 1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch quy hoạch tổng thể sân vườn, khu vui chơi, phòng chức năng phù hợp với định hướng phát triển giáo dục mầm non ..............................................................................................................................5 2. Giải pháp 2: Chỉ đạo xây dựng sân vườn và các khu vui chơi ngoài trời sáng tạo, thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường........................7 3. Giải pháp 3: Chỉ đạo xây dựng môi trường trong lớp học và một số phòng chức năng hiệu quả ......................................................................................15 4. Giải pháp 4: Sáng tạo trong việc quản lý, sử dụng và duy trì tốt cảnh quan môi trường...........................................................................................28 5. Giải pháp 5: Tuyên truyền, vận dụng mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường xanh - an toàn - hạnh phúc........................30 IV. Kết quả: .......................................................................................................32 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................34 1. Kết luận..........................................................................................................34 2. Khuyến nghị ..................................................................................................34 Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đặc điểm tình hình của nhà trường, kinh nghiệm thực tế về chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc nhằm mục đích đưa ra các biện pháp xây dựng, cải tạo môi trường giáo dục trong nhà trường để các cháu được học tập và vui chơi trong môi trường an toàn, hạnh phúc. Phát huy tối đa nội lực của nhà trường, của xã hội trong việc xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc. 3. Đối tượng nghiên cứu: Cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu và áp dụng: Trường mầm non Tả Thanh Oai B. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022. của nhà trường nói riêng và giáo dục mầm non Hà Nội nói chung trong giai đoạn giáo dục thủ đô phát triển theo hướng hội nhập. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung: Trường tôi được thành lập từ năm 2016. Trong chiến lược phát triển, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, đúng mục tiêu và luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm. Trường có 3 cơ sở với tổng diện tích đất xây dựng 8445.7m 2 . Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, có 20 lớp học rộng rãi và công trình vệ sinh khép kín hiện đại, đầy đủ các phòng chức năng, có nhà bếp được sắp xếp theo hệ thống bếp một chiều. Có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi tối thiểu phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là 66 đồng chí. Đảng viên có 51/66 đồng chí đạt 77.3%. Trường có tổng số học sinh là 590 trẻ/20 lớp, trong đó có 17 lớp mẫu giáo và 03 lớp nhà trẻ (24-36 tháng). Trung bình 29 trẻ/1 lớp học. Đời sống nhân dân trong toàn xã với 2/3 sống bằng nghề trồng trọt và buôn bán nhỏ lẻ. Từ thực tế trên, khi đi vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo nhiệt tình của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Uỷ ban nhân dân xã đã xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khang trang, rộng rãi. - Cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ (Trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia mức độ II vào tháng 1/2022). - Nhiều năm liên tiếp trường được chọn làm điểm các chuyên đề khác nhau cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì. - Đội ngũ giáo viên trẻ, đoàn kết, khả năng tiếp cận với định hướng đổi mới của giáo viên tốt. 100% giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, trình độ trên chuẩn của đội ngũ giáo viên toàn trường là 44/47đ/c đạt 94%. - Bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi những quan điểm giáo dục đổi mới, có khả năng trong việc quy tập sức mạnh đoàn kết tập thể, phát huy khả Kế hoạch cải tạo quy hoạch tổng thể là phần quan trọng để quyết định việc xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường. Kế hoạch giúp định hướng, chuẩn bị nguồn lực, vật lực cần thiết, định ra thời gian thực hiện một cách hợp lý. Được sự hướng dẫn sát sao, cụ thể của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, giúp tôi nhận thức làm thế nào có hiệu quả nhất đáp ứng được mục đích xây dựng môi trường giáo dục đáp ứng được mục tiêu xanh - an toàn - hạnh phúc. Mặt khác tôi đã định hướng, hướng dẫn các tổ chuyên môn, các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường cùng thực hiện việc xây dựng môi trường một cách khoa học, hiệu quả và phù hợp nhất. Sau khi khảo sát thực tế các khu vực, địa hình nhà trường tôi đã lên kế hoạch sẽ tập trung vào việc quy hoạch, thiết kế sân vườn, các khu vui chơi và trang trí lớp học như sau: TT Công việc trọng tâm Người thực hiện Thời gian Quy hoạch xây dựng các khu vui chơi ngoài trời: - Khu vui chơi sáng tạo - Ban giám hiệu Tháng 1 - Khu vui chơi vận động - Giáo viên, nhân 5/2022 - Sân chơi giao thông viên toàn trường - Vườn cổ tích - Vườn sinh thái Lên ý tưởng xây dựng môi trường - Ban giám hiệu, trong lớp học: Tháng 2 giáo viên toàn - Lựa chọn phong cách xây dựng 6/2022 thống nhất chung, mang nét riêng của trường trường - Sơn sửa đồ chơi cũ, sắp xếp đồ dùng - Ban giám hiệu, kế Tháng 3 đồ chơi phù hợp với từng khu vui chơi toán, tổ bảo vệ 7/2022 - Thiết kế sơ đồ xây dựng các khu vui - Hiệu trưởng, Tháng 4 chơi ngoài trời kế toán 8/2022 - Họa sĩ thiết kế - Lựa chọn và ký hợp đồng với đối tác xây dựng - Hiệu trưởng Tháng 5 - Thực hiện xây dựng từng khu vui - Đơn vị thực hiện 9/2022 chơi sáng tạo cảm của trẻ và phụ huynh ngay từ ánh mắt đầu tiên khi bước chân vào trường. Đó cũng là nơi mà mỗi ngôi trường sẽ có cách sáng tạo để mang phong cách, ấn tượng riêng của từng trường. Đây cũng là yêu cầu của việc định hướng đổi mới trong công tác xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc. Môi trường bên ngoài lớp học rất cần thiết cho việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, bởi nó là nơi mà trẻ được thỏa thích vui chơi và khám phá gần gũi hơn với thiên nhiên. Các hoạt động bên ngoài lớp học giúp cho trẻ không những được bổ sung, củng cố kiến thức ở các hoạt động trong lớp mà còn giúp trẻ thay đổi trạng thái, giải tỏa căng thẳng sau một thời gian phải tập trung chú ý ở các hoạt động trong lớp. Do trường được thiết kế xây dựng theo từng khối nhà được nối với nhau bởi hành lang cầu thang ngoài trời, có nhiều sân chơi nhưng diện tích nhỏ, rất khó sắp xếp. Đây là một thách thức lớn với tôi và nhà trường khi lên ý tưởng xây dựng sân vườn và các khu vui chơi ngoài trời. Cách làm cũ: Hàng năm, cải tạo sửa chữa mua thêm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, thay thế các trang thiết bị hỏng nhưng thiếu tính tổng thể, không mang màu sắc, phong cách riêng của nhà trường, giống tất cả các trường trên địa bàn. Cách làm mới: Đánh giá sát thực trạng của nhà trường, tôi đã trăn trở suy nghĩ, làm thế nào để quy hoạch, sắp xếp hợp lý khung cảnh sân vườn, khu vui chơi để khắc phục hạn chế về địa hình sân trường. Dựa vào hướng dẫn, định hướng trong việc xây dựng “Trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc”, sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã sáng tạo trong cách chỉ đạo sắp xếp, thiết kế, cải tạo lại môi trường, khung cảnh sư phạm phía ngoài lớp học với một phong cách riêng của nhà trường. Tận dụng hết những gì nhà trường đã có để giảm thiểu chi phí một cách tối đa nhưng vẫn mang lại hiệu quả. 2.1. Quy hoạch, xây dựng Vườn sinh thái của bé: Cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, việc tạo ra môi trường thiên nhiên xanh - sạch - đẹp để cho trẻ được tìm tòi, khám phá trải nghiệm là rất cần thiết. Để tạo ra môi trường thiên nhiên thì việc trồng cây xanh ở góc thiên nhiên của lớp, ngoài hành lang, ở sân trường, góc vườn trường là việc làm rất cần thiết. Ngoài tác dụng tạo cảnh quan cho trường còn tạo điều kiện cho giáo viên có đầy đủ cơ sở vật chất và là phương tiện giúp giáo viên hướng dẫn, dạy trẻ, giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường đạt kết quả cao. Ngoài ra, việc tạo môi trường cây xanh ở vườn trường còn là điều kiện, phương tiện quan trọng để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ như: Hoạt động lao động
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_truo.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc.pdf