Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trong trường mầm non
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Đúng vậy, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục và đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Có thể nói trong thời gian gần đây, từ khóa “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” được quan tâm hơn bao giờ hết. Cũng vào đầu năm nay, Bộ GD-ĐT phát động phong trào “Trường học hạnh phúc”. Những động thái này cho thấy xã hội đã và đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nó. Đã đến lúc giáo dục nước nhà cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non.
Theo PGS - TS Chu Cẩm Thơ “Một trường học hạnh phúc là trường học tự xây dựng cho mình mục tiêu, sứ mệnh phù hợp trong đó có mục tiêu làm cho các cá nhân tập thể yêu trường, yêu lớp cùng tiến bộ trên những giá trị tốt đẹp”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của năm học này với chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Nhà trường đã tập trung vào 3 giá trị cốt lõi đó là “Yêu thương,an toàn và tôn trọng”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trong trường mầm non
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................3 I. Những nội dung lý luận:..................................................................................3 II. Thực trạng vấn đề:.........................................................................................4 1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường:.......................................................4 2. Thuận lợi:..........................................................................................................5 3. Khó khăn:..........................................................................................................5 III. Các biện pháp đã tiến hành:........................................................................6 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn.....................................6 2. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường............................................8 3. Bồi dưỡng giáo viên xây dựng môi trường, lớp học hạnh phúc......................10 4. Bồi dưỡng giáo viên đổi mới thực hiện chủ đề “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”.............................................................................. 11 4.1. Ứng dụng phương pháp tiên tiến vào hoạt động..11 4.2. Tổ chức tốt chuyên đề và các hoạt động khác..12 4.2.1. Tổ chức tốt các chuyên đề.12 4.2.2. Tổ chức tốt hoạt động ngày hội, ngày lễ...13 5. Tuyên truyền phụ huynh về trường, lớp mầm non hạnh phúc14 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:..15 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........18 I. Kết luận:..18 II. Khuyến nghị:.18 2 Ở ngôi trường của chúng tôi quy chế dân chủ và tinh thần tập thể đoàn kết được đề cao, mọi thành viên đều được tôn trọng. Chúng tôi gắn kết với nhau như một đại gia đình, đồng nghiệp không chỉ giúp đỡ, chia sẻ với nhau về chuyên môn mà còn cùng nhau tạo ra niềm vui, chia sẻ với nhau mọi vui buồn trong cuộc sống. Phụ huynh cũng phối kết hợp tốt với nhà trường để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ hướng tới “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Tóm lại, chúng ta hiểu muốn xây dựng một trường học hạnh phúc bản thân mỗi nhà giáo, nhà quản lý giáo dục chúng ta phải thay đổi từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Và để cùng nhau xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” cần lắm sự chung tay của tất cả chúng ta. Cần lắm sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Là một cán bộ quản lý phụ trách về chuyên môn, trước những yêu cầu đổi mới của đất nước và của ngành học. Để thực hiện tốt chủ đề “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” bản thân tôi nhận thấy cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo nhằm bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng về tư tưởng nhận thức và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên để hướng tới một ngôi trường hạnh phúc mang đến tình yêu thương, thân thiện, an toàn và tôn trọng góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. * Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá đúng thực trạng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tư tưởng nhận thức, đạo đức nghề nghiệp trong việc xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” của đội ngũ giáo viên nhà trường. - Định hướng cho cán bộ quản lý đưa ra biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao trong năm học 2020 - 2021. * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020- 2021 - Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho đội ngũ quản lý giáo dục mầm non. - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trong trường. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, trao đổi trực tiếp qua thực tiễn. - Phương pháp khảo sát, hội thảo. - Phương pháp quan sát sư phạm, dự giờ, kiểm tra đánh giá. 4 II. Thực trạng vấn đề. 1. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường. - Trường Mầm non xã Hữu Hòa có 2 điểm trường (Khu lẻ tại thôn Hữu Từ, Khu trung tâm tại thôn Hữu Trung). + Khu lẻ thôn Hữu Từ được UBND huyện Thanh Trì đầu tư nâng cấp, sửa chữa từ ngày 05/9/2020, hiện chưa được bàn giao. - Nhà trường được công nhận kiểm định chất lượng cấp độ 2 và công nhận lại trường chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 12/2020. - Trường được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Trì. Trường đã đón nhận 480 cháu được phân vào 10 lớp. Có 8 lớp mẫu giáo với 422 cháu và có 02 lớp nhà trẻ với 58 cháu. * Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là: 58 đồng chí. - Trình độ chuyên môn của cán bộ - giáo viên - nhân viên: Đại học = 39/55 đ/c chiếm 71%; cao đẳng = 06/55 đ/c chiếm 11%; trung cấp = 10/55 đ/c chiếm 18%; không chuyên môn 03 đ/c bảo vệ; trong đó có 5 giáo viên đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo đội ngũ giáo viên xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” trong nhà trường tôi tiến hành khảo sát các nội dung sau: Kết quả khảo sát đầu năm STT Nội dung khảo sát (Tháng 9/2020) Đạt Chưa đạt Nền nếp kỷ cương và kỷ luật 1 35 = 87.5% 8 =12.5% trong nhà trường. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử 2 32 = 80% 8 = 20% đạo đức nghề nghiệp. 3 Kỹ năng sư phạm, xử lý tình 32 = 80% 8 = 20% huống sư phạm Sáng tạo xây dựng môi 4 31 = 77.5% 9 = 22.5% trường lớp học hạnh phúc. Sử dụng đồ dùng, ứng dụng 5 CNTT và phương pháp giáo 30 = 75% 10 = 25% dục tiên tiến. Xếp loại chung 32 = 80% 8 = 20% Từ thực trạng trên, khi thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi, khó khăn sau: 6 III. Các biện pháp tiến hành. 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn. Để quản lý tốt nhà trường thì việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên rất quan trọng và cần thiết. Việc xây dựng kế hoạch trong nhà trường là kim chỉ nam để giáo viên cùng nhau thực hiện. Kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp từng đối tượng giáo viên và khả năng của họ sẽ tạo nên sự chuyển biến về chất lượng chuyên môn trong nhà trường đồng thời cũng khắc phục dần những tồn tại của năm học trước. Với chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” ngay từ đầu năm học tôi phân loại giáo viên và tham mưu kết hợp cùng đồng chí hiệu trưởng để phân công mạng lưới giáo viên cho phù hợp với từng lớp, từng độ tuổi. Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch cá nhân phù hợp với chủ đề, đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng và được nhà trường phê duyệt mới thực hiện. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn. Bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng như sau: THỜI NGƯỜI NỘI DUNG GIAN THỰC HIỆN - Tổ chức tập huấn ứng dụng phương - HPCM; 100% pháp Montessori, Steam; giáo dục sớm giáo viên Tháng 8 Gledoman; toán học tư duy Logic cho năm 2020 trẻ tại trường. - Bồi dưỡng giáo viên soạn bài trên - HPCM, 100% phần mềm giáo dục. giáo viên - Học tập nhiệm vụ năm học, nội qui, - BGH, 100% nền nếp kỷ cương của nhà trường. giáo viên - Lựa chọn giao nhiệm vụ lớp điểm. Tháng 9 Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, - HPCM+100% năm 2020 chủ đề “Trường, lớp MN hạnh phúc”. giáo viên - Chỉ đạo giáo viên các lớp xây dựng - BGH và 100% lớp học hạnh phúc. giáo viên - Tổ chức SHCM bồi dưỡng về xây - BGH, 100% Tháng 10 dựng lớp học hạnh phúc và sử dụng đồ giáo viên năm 2020 dùng dạy học tiên tiến vào hoạt động. - BGH, 100% - Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên mới. giáo viên - Tổ chức kiến tập ứng dụng CNTT vào - BGH, giáo viên hoạt động lớp A1; B3 8 - Tổ chức phát huy sáng kiến kinh -BGH, 100% nghiệm đạt giải cao cấp huyện năm học giáo viên tham gia 2019-2020. -Tổ chức “Hội khỏe măng non” cấp - BGH, giáo viên, Tháng 04 trường và tham gia cấp huyện. học sinh 5 tuổi năm 2021 - Hoàn thiện SKKN nộp về PGD - BGH, giáo viên - SHCM, chỉ đạo giáo viên đánh giá, - HPCM, giáo viên tổng hợp chất lượng giáo dục trẻ. - Tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện - BGH, giáo viên chủ đề “Trường, lớp MN hạnh phúc”. * Kết quả: Tôi đã xây dựng được một bản kế hoạch đi sâu, đi sát xây dựng rõ ràng cho từng tháng nhằm đôn đốc thực hiện và kiểm tra. Đồng thời là mốc để giáo viên có hướng phấn đấu nâng cao kiến thức, hiểu biết của ngành mầm non; nâng cao trình độ chuyên môn; kỹ năng sư phạm và nghệ thuật lên lớp; khả năng xử lý tình huống sư phạm trong giảng dạy; thực hiện nền nếp kỷ cương, đạo đức nghề nghiệp trong nhà trường. 2. Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường. Để xây dựng thành công “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”, trước hết cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường cần phải tự thay đổi bản thân để mỗi cá nhân là một nhân tố xây dựng môi trường hạnh phúc. Cô giáo hạnh phúc trong công việc của mình, từ đó mới lan tỏa hạnh phúc đến trẻ. Cô giáo hạnh phúc, trẻ hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Khi ấy, niềm vui không chỉ bó hẹp dưới mái trường, mà còn lan tỏa, song hành cùng gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc. Muốn xây dựng trường học hạnh phúc, nhà trường phải quan tâm tất cả mối liên hệ xung quanh trường học. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình; giữa cô giáo với trẻ, giáo viên với giáo viên, giáo viên với ban giám hiệu và những thành viên khác bởi nó ảnh hưởng đến tâm trạng của cô giáo khi lên lớp. Thay vì làm những điều lớn lao, cao xa, thì ngay từ bây giờ, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý cần học cách làm những việc nhỏ bé, bình thường như: bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp. Nhà trường đã được tập huấn, kiến tập chủ đề “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” do phòng giáo dục và tạo tạo huyện Thanh Trì tổ chức. Cán bộ, giáo viên đã được tập huấn qua zoom kỹ năng mềm.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_giao.doc