Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Bậc học Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.
Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong mọi hoạt động. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau, từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất tự nguyện chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non sẽ có nhiều bất cập. Cán bộ quản lý phải thay đổi quan điểm, cảm hóa đội ngũ, các tổ chuyên môn, các giáo viên để có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, không ngại đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên mỗi nhà quản lý đều phải biết đối mặt với thách thức, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đã làm sẽ có sai, nhưng sai đâu sẽ sửa ở đó thì mới mang lại hiệu quả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chủ đề xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”
MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................1 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................3 I. Những nội dung lý luận:................................................................................3 II. Thực trạng vấn đề:.......................................................................................3 1. Đặc điểm tình hình:.........................................................................................3 2. Thuận lợi:........................................................................................................4 3. Khó khăn:........................................................................................................4 III. Các biện pháp đã tiến hành:......................................................................4 1. Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên................................4 2. Xây dựng môi trường, lớp học hạnh phúc......................................................8 3. Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên tôn trọng, trao cơ hội cho trẻ..............12 4. Phát huy tinh thần tương thân tương ái và hoạt động ngày hội, ngày lễ nhằm lan tỏa hạnh phúc...15 5. Phối hợp với phụ huynh tạo niềm hạnh phúc cho trẻ................................18 IV. Hiệu quả của sáng kiến:....20 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......22 1. Kết luận:.....22 2. Khuyến nghị:......22 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 * Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá đúng thực trạng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm thế để xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. - Định hướng cho cán bộ quản lý đưa ra biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng để có được tâm thế vui vẻ, tự tin cùng xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020- 2021 - Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho đội ngũ quản lý giáo dục mầm non. - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, trao đổi trực tiếp qua thực tiễn. - Phương pháp khảo sát, hội thảo. - Phương pháp quan sát sư phạm, dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng. * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng về xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc: Kết quả khảo sát đầu năm STT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Thực hiện nền nếp, kỷ 52 = 89,6% 6 =10,4% Đối với cương trong nhà trường. 58/58 Kỹ năng giao tiếp, ứng xử CB- GV- với đồng nghiệp, với trẻ 48 = 82,7% 10= 17,3% NV và phụ huynh. Tôn trọng, lắng nghe, trao 45 = 77,5% 13 = 22,5% cơ hội Tự tin giao tiếp với mọi 320 = 66.7 160 = 33.3% Đối với người xung quanh 480 trẻ Kỹ năng tham gia các 315 = 65.6% 165 = 34.4% hoạt động Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy mức độ chưa đạt còn chiếm tỷ lệ cao. Từ suy nghĩ đó tôi đã bắt tay thực hiện bằng được mục tiêu của mình. 4 - Tổng số học sinh là 480 cháu/10 lớp, trong đó: có 8 lớp mẫu giáo, 2 lớp nhà trẻ 24- 36 tháng. - Đảng viên có 33/58 đồng chí, đạt 56,8% - Tổng số đội ngũ: 58 đồng chí, trong đó: + Viên chức: 46; hợp đồng theo Nghị định 68/CP là 12 đồng chí. + Ban giám hiệu: 03; giáo viên: 40; nhân viên nuôi dưỡng: 09; văn phòng: 03; bảo vệ: 03 đồng chí. + Trình độ giáo viên: 35/40 đại học (05 cô đang học đại học) Qua kết quả khảo sát và đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, đặc biệt của tổ Mầm non về chuyên môn cũng như về đồ dùng trang thiết bị dạy học. - Cán bộ, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng, kiến tập về xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. - Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của phụ huynh, các đoàn thể trong xã. - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục thực hiện tại khu trung tâm nên thuận tiện cho việc quản lý và chỉ đạo các hoạt động. b. Khó khăn - Là năm đầu tiên thực hiện chủ đề: “Trường, lớp mầm non hạnh phúc” nên mọi việc đều là bước khởi đầu còn nhiều bỡ ngỡ. - Một vài giáo viên có tuổi, giáo viên mới còn ngại khó, ngại đổi mới, chưa thực sự lắng nghe và hiểu trẻ để trao cơ hội, niềm tin cho trẻ. - Khu lẻ Hữu Từ được nâng cấp, sửa chữa nên trẻ phải dồn xuống học tại khu trung tâm vì vậy số trẻ trên lớp đông, vất vả cho giáo viên. Từ việc khảo sát và thực tế về tình hình thuận lợi, khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để thay đổi thực hiện tốt nhất chủ đề năm học. Chính vì vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu, nắm bắt học hỏi và đưa ra một số biện pháp sau: III. Các biện pháp 1. Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm xây dựng “Trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Bản chất của mỗi con người thực sự là rất khó để thay đổi. Người xưa có câu “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” quả không sai. Mỗi người được sinh ra và lớn lên trong hình hài, hoàn cảnh gia đình, cuộc sống khác nhau, từ đó bản tính, tính cách của mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau. Hiển nhiên, có 6 và thực hiện có tôn chỉ, mặt khác cũng nhẹ nhàng, chân tình chỉ ra những điều còn chưa phù hợp để các cô nhận ra và sửa chữa. Tôi còn thường rà soát lại những việc mình đã làm, những lời mình đã nói trước các đồng chí hiệu phó xem đã chuẩn chỉnh chưa, gương mẫu trong mọi mặt để các cô thấy đó mà làm và thực hiện theo, như: nghiêm túc, rõ ràng về thời gian, địa điểm trong việc đi họp do các cấp triệu tập, không đi ra khỏi trường mà sai với lịch công tác, nếu có việc họp đột xuất của các cấp thì nói rõ với các đồng chí hiệu phó và văn phòng. Về công việc không nề hà bất cứ một việc gì, nói và làm đi đôi với nhau. Tôi cũng đã chia sẻ với các đồng chí hiệu phó ngay từ đầu năm học, cũng như các buổi họp giao ban để chị em cùng cố gắng gương mẫu trước giáo viên, nhân viên. Với việc tự bản thân mình nhận thức đúng đắn, học hỏi và tìm hiểu nhiều thông tin để thay đổi đầu tiên, hơn nữa tôi luôn thật lòng, thẳng thắn, tôn trọng, lắng nghe và khen ngợi những việc mà đồng chí hiệu phó nuôi hoặc dạy làm tốt đúng lúc, đúng chỗ. Nhận lỗi trước đội ngũ về nội dung nào đó mình chưa thực sự làm tốt, từ đó tự bản thân phải tìm cách khắc phục. Chính vì vậy mà việc cảm hóa đến hai đồng chí hiệu phó rất dễ dàng, cả ban giám hiệu luôn tâm đầu ý hợp, vui vẻ, thân thiện và gương mẫu trước mọi nhiệm vụ, sự thân tình cũng vì thế mà không có khoảng cách. Bản thân tôi đã và đang rất vui, hài lòng với đội ngũ quản lý của nhà trường. ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.1) b. Truyền cảm hứng tới đội ngũ giáo viên, nhân viên Đối với mỗi giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với ba, bốn thậm chí năm mươi trẻ nhỏ lứa tuổi đầu đời, mỗi lớp có đến ba, bốn giáo viên, nếu ai cũng thể hiện cái “tôi” của mình thì công việc không trôi chảy, tâm lý luôn căng thẳng, dẫn đến việc ỉ lại, trì trệ rồi “cha chung không ai khóc”. Còn với nhân viên, hoàn cảnh của nhiều cô cũng rất vất vả, lương lại thấp, nhiều cô sau giờ ở trường đã phải đi làm thêm một số việc để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Hơn nữa với mức lương của giáo viên mầm non hiện nay cũng vậy, áp lực công việc và nhiều thứ phải chi phối, bởi tất cả đội ngũ trong trường đều đã có gia đình. Tuy nhiên không vì những khó khăn mà giảm đi sự tâm huyết với nghề mình đã chọn, nghề mà được xã hội tôn vinh “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Tôi cũng trao đổi với đồng nghiệp về kênh VTV7 có một chương trình rất hay đó là “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” để chị em về nhà mở lại xem. Mặt khác, tôi cho giáo viên, nhân viên thỏa sức sáng tạo, chỉ cần đi đúng mục tiêu là được, không nên sợ sai mà không dám nói quan điểm, ý kiến của mình. Như 8 lòng, tuy nhiên về giờ giấc trong nhà trường hết sức nghiêm túc, đảm bảo lịch trực, không có phụ huynh nào phản ánh, ngược lại phụ huynh còn khâm phục, rất cảm ơn sự tận tâm của lãnh đạo đến giáo viên, nhân viên nhà trường. ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.3) Bản thân tôi là người nhiều tuổi nhất trong nhà trường, từng trải qua mọi khó khăn vất vả từ thủa sơ khai để có được ngôi trường như hiện nay. Tôi đã tâm sự, sẻ chia với từng người trong cả đội ngũ, vì vậy tôi hiểu được mọi hoàn cảnh, điều kiện của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên về gia đình, tính cách. Mỗi buổi sáng khi nhìn thấy mọi người đến, tôi không cần chờ ai chào mà chủ động chào mỗi khi nhìn thấy đồng nghiệp đến. Có những cô có lẽ cũng vì những bộn bề công việc và trách nhiệm với gia đình, rồi bản tính kiệm lờitôi cũng thật tâm nhẹ nhàng nhắc nhở. Trong nhiều buổi họp hội đồng sư phạm tôi cũng đã trao đổi về việc cùng giúp nhau, tạo cho nhau một tâm thế vui vẻ mỗi khi đến trường và ở trường. Cũng vì sự thật lòng không để bụng, chỉ muốn nhắc nhở và muốn tất cả đồng nghiệp khi đến trường được thoải mái nhất nên cả đội ngũ đã hiểu, hiện nay sự thay đổi của mọi người đã thấy rất rõ. Niềm vui lan tỏa niềm vui, tôi tin rằng giáo viên mầm non cho dù còn nhiều vất vả nhưng đã và sẽ có được niềm vui trong mỗi ngày đến bên trẻ nhỏ mà dần tâm huyết và say mê yêu trường yêu lớp, yêu nghề như bản thân tôi vậy. ( Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục 1.4) * Kết quả: Qua một năm học áp dụng biện pháp này điều đầu tiên với bản thân, tôi cảm thấy rất hài lòng vì mình đã nhẹ lòng hơn trong công tác quản lý. Nếu trước kia tôi hay suy nghĩ thái quá, lo lắng quá, nhiều khi có cảm giác bất an vì trường, thì nay tôi đã tự tin vào đội ngũ của mình hơn, yên tâm hơn. Mỗi ngày đến trường, nhìn đồng nghiệp tôi thấy yêu hơn rất nhiều, sẵn sàng trao nụ cười, gửi gắm sự tự tin vào đồng nghiệp. Nhà trưng đã xây dng 01 video, 01 bn thuyt trình v ch đ “Trưng, lp mm non hnh phúc”. Với đội ngũ nhà trường đều thoải mái hơn, vui vẻ tự tin và tươi tắn hơn. Mọi việc diễn ra trong ngày hết sức nhẹ nhàng, các cô đã và đang tiếp tục thay đổi để không những bản thân mình, đồng nghiệp, trẻ của mình và phụ huynh cũng thấy hạnh phúc. Tất cả đội ngũ thường xuyên chia sẻ với nhau, không những việc của trường mà còn cả việc của gia đình cũng tâm sự cùng nhau, chia sẻ để cùng nhau xây dựng ngôi trường luôn đầm ấm, hạnh phúc, tôn trọng, chia sẻ, trên dưới thuận hòa. 2. Xây dựng môi trường, lớp học hạnh phúc. Để có được niềm hạnh phúc thì không chỉ tâm tính mọi người thay đổi là đủ, việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học, khuôn viên cảnh quan tạo
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_can_b.doc