Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc”
Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thật sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Năm học 2022-2023, cấp học mầm non thành phố Hà Nội xác định chủ đề năm học là “Xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc”. Toàn ngành tập trung triển khai 6 nhóm nhiệm vụ, trong đó có việc bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ; tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục; phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Năm học 2022-2023, cấp học mầm non đối diện với nhiều khó khăn, thách thức khi vừa trải qua thời gian dài tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19. Đây là khó khăn chung của toàn ngành, tuy nhiên mỗi lãnh đạo nhà trường khi tham dự hội nghị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp đều thể hiện sự quyết tâm, bằng nhiệt huyết và khả năng mỗi nhà trường, địa phương để vận dụng một cách linh hoạt nhất nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ năm học. Ở đây, mỗi nhà quản lý đều phải biết đối mặt với thách thức, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đã làm sẽ có sai, nhưng sai đâu sẽ sửa ở đó thì mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được môi trường xanh, an toàn và hạnh phúc không thể một sớm một chiều, cần phải có một quá trình với sự đồng lòng của cả đội ngũ. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì ắt sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Khi xây dựng được môi trường xanh, những lớp học hạnh phúc, cô trò đến trường đều bình an, vui vẻ thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, hứng thú trong mọi hoạt động.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt chủ đề “Xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc”
MỤC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1 Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................3 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM .....................................3 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ................................................................................3 1. Đặc điểm tình hình chung .................................................................................3 Tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh...........................................................4 a. Thuận lợi............................................................................................................4 b. Khó khăn ...........................................................................................................4 III. CÁC BIỆN PHÁP ...........................................................................................5 1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, truyền thông............................................5 2. Xây dựng môi trường lớp học, nhà vệ sinh thân thiện ......................................7 3. Tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ nhằm lan tỏa hạnh phúc. ......................11 4. Phát huy tinh thần tương thân tương ái đối với những hoàn cảnh khó khăn...13 IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN....................................................................15 Tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh.........................................................17 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................18 1. Kết luận: ..........................................................................................................18 2. Khuyến nghị: ...................................................................................................18 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................19 2 * Mục đích nghiên cứu: - Đánh giá đúng thực trạng về tư tưởng, tâm thế, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm xây dựng trường mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc. - Định hướng cho cán bộ quản lý đưa ra biện pháp chỉ đạo, bồi dưỡng để có được tư tưởng thông suốt, tâm thế vui vẻ, tự tin cùng thực hiện thành công chủ đề năm học. * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: Năm học 2022- 2023 - Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng cho đội ngũ quản lý giáo dục mầm non. - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận, trao đổi trực tiếp qua thực tiễn. - Phương pháp khảo sát, hội thảo. - Phương pháp quan sát sư phạm, dự giờ, kiểm tra đánh giá chất lượng. 4 + Viên chức: 46; hợp đồng định mức: nhân viên nuôi dưỡng 09 đồng chí; hợp đồng theo Nghị định 68/CP 05 đồng chí. + Ban giám hiệu: 03; giáo viên: 41; nhân viên nuôi dưỡng: 09; văn phòng: 02; bảo vệ: 05 đồng chí. + Trình độ giáo viên: 37/41 đại học (04 cô đang học đại học) * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng Kết quả khảo sát đầu năm STT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Nắm bắt và thực hiện tốt 45 = 82% 10 = 18% Đối với 55/55 chủ đề năm học CB- GV- NV Thực hiện tốt công tác 28 = 51% 27 = 49% tuyên truyền, truyền thông Tôn trọng, lắng nghe, trao 25 = 67,5% 12 = 32,5% Đối với cơ hội 37/37 Xây dựng tốt môi trường, giáo viên 20 = 54% 17= 46% nhà vệ sinh thân thiện Tự tin giao tiếp với mọi 320 = 62,7% 190 = 37,8% Đối với người xung quanh 510 trẻ Kỹ năng tham gia các hoạt 300 = 58,8% 210 = 41,2% động Qua kết quả khảo sát tôi thấy tỷ lệ đạt ở các nội dung còn thấp và đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, đặc biệt của tổ Mầm non về công tác chuyên môn. - Cán bộ, giáo viên đồng lòng và được tham gia các lớp bồi dưỡng, kiến tập các chuyên đề. - Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong xã. b. Khó khăn - Một vài giáo viên có tuổi ngại đổi mới, giáo viên mới còn chưa có kinh nghiệm. 04 giáo viên chưa học xong đại học. - Việc tuyên truyền đến phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn do nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con. - Có nhiều điểm trường nên khó khăn trong công tác quản lý và việc đầu tư sửa chữa do khu trung tâm tại thôn Hữu Trung nhiều hạng mục xuống cấp. 6 chí viết thử, tôi đã trực tiếp sửa nội dung rồi mới xuất bản trên trang web cũng như các kênh thông tin khác. Nhắn cho đồng chí viết bài vào trang xem lại bài đã sửa, nhờ đó các đồng chí được giao nhiệm vụ đã biết cách chuyển tải nội dung truyền thông một cách khoa học, ngắn gọn và xúc tích, đảm bảo đủ thông tin, dễ hiểu. (Hình ảnh minh họa phụ lục 1.1) Hay qua zalo ban truyền thông của nhà trường tôi đã thường xuyên góp ý, nhắc nhở để từng thành viên đều hiểu hơn đồng thời có thêm cơ sở khi viết bài: * Ví dụ : “Tôi nhắc các đồng chí trong Ban truyền thông về chất lượng bài trên trang web khi các cô được giao viết, lưu tâm để đáp ứng các nội dung sau: 1. Bài đăng theo sự kiện, ngày hội, ngày lễ (thi giáo viên giỏi, buffet, kiến tập, hoạt động ngoại khoá...): - Thực hiện kế hoạch số............(cấp trên; nhà trường); BGH đã chỉ đạo như thế nào? - Sự kiện, ngày hội, lễ đó đã được làm những gì, làm như thế nào? - Kết quả ra sao? - Hình ảnh thực tế của nhà trường, của lớp.? 2. Bài đưa tin về hoạt động của lớp hoặc của nhà trường như: Trẩy bưởi; lao động; trồng cây; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, hoạt động góc;hoạt động giao lưu...): “Viết như các đ/c đã từng viết là được, chỉ cần lưu ý về cách dùng câu, đặt dấu chấm, dấu phảy cho đúng”. (Hình ảnh minh họa phụ lục 1.2) Để chất lượng công tác tuyên truyền cũng như truyền thông được chất lượng, tôi đã bằng nhiều cách để kiểm tra từng lớp. Như khi giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh về một công việc mà nhà trường triển khai, thời gian đầu tôi đã tự thảo nội dung, gửi lên nhóm, yêu cầu giáo viên chuyển tới nhóm phụ huynh lớp mình. Riêng những thông tin cảu từng lớp, tôi thường xuyên nhắc nhở để giáo viên từng lớp được giao nhiệm vụ phải chú tâm, soạn nội dung tin ngắn ngắn gọn, đủ ý, thể hiện sự trân trọng. Tôi kiểm tra bằng cách cho giáo viên chụp lại nội dung đã chuyển tới phụ huynh xem giáo viên nhắn như thế nào, từ đó nhắc nhở giáo viên gửi thông báođến phụ huynh được khoa học, chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Bên cạnh đó cũng kiểm tra luôn được sự tương tác của phụ huynh với giáo viên có đạt hiệu quả không. Cũng như việc ban giám hiệu nhà trường gửi công văn của cấp trên hay thông báo của nhà trườngtôi 8 ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ. Môi trường trong lớp học để đáp ứng cho trẻ trong từng lớp hằng ngày được cô giáo tổ chức hoạt động ăn, ngủ, học tập, vui chơi. * Cách làm: - Với môi trường khuôn viên ngoài lớp học: Tôi đã cùng bàn bạc với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục xây dựng ý tưởng, cần làm những gì, kết hợp lấy ý kiến của các tổ trưởng chuyên môn 4 khối. Bên cạnh đó phải nắm bắt được năng lực của từng giáo viên theo từng mảng, từ đó phân công giáo viên khéo tay để thực hiện xây dựng môi trường ngoài khuôn viên nhà trường cho phuỳ hợp. Cho các cô thiết kế trang trí nền phông cho từng ngày lễ, hội để nơi đây cũng là khoảng không gian vô cùng thanh bình cho các cô đưa ra ý tưởng cùng trẻ tập yoga, thiền. Chính nơi này không biết bao chương trình được tổ chức, mang lại niềm vui hạnh phúc cho các con như tiệc Buffet, các trò chơi dân gian, các ngày hội ngày lễ. Mỗi sự kiện, tôi cho các cô lên ý tưởng, tôi duyệt và các cô thực hiện. (Hình ảnh minh họa phụ lục 2.1) Hay để đặt các Background cho trẻ được check in tạo sự hứng khởi hằng ngày khi bố mẹ đưa trẻ đến trường. Tôi đã giao hiệu phó phụ trách chuyên môn lên ý tưởng, tôi duyệt và cùng ban cơ sở vật chất lên kế hoạch đầu tư nguyên vật liệu cho các giáo viên khéo tay làm, trải thảm cỏ để trẻ được vào thoải mái, sạch sẽ, thích thú tạo ra những bức hình dễ thương. Khi đã hoàn thiện được sản phẩm qua ý tưởng, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết của cả một đội ngũ thì niềm vui được nhân lên gấp bội. Phụ huynh sáng đến trường thì cố tranh thủ giành thời gian chụp hình cho con, từ đây tạo thêm sự gắn kết giữa cha mẹ và con trẻ, cũng từ đây trẻ rất phấn khởi mong muốn được đến trường hằng ngày để được cùng bạn và cô có những khoảnh khắc ghi lại trên những bức hình gửi về cho bố mẹ cùng xem. Rồi khu sáng tạo, thay vì trước bị ngăn khoảng nhỏ mới đến bức tường hàng rào nhìn không thẩm mỹ và còn không trồng được gì vì quá hẹp, nay tôi đã cho san phẳng tạo khoảng rộng để cô và trẻ được trải nghiệm. Ở đây tôi thường xuyên nhắc nhở tổ trưởng chuyên môn thay đổi hình thức, lên các ý tưởng theo sự kiện để cùng trẻ xây dựng không gian sáng tạo phong phú. (Hình ảnh minh hoạ phụ lục 2.2) Đối với khu lẻ, ngoài việc tạo ra các Background cho trẻ được check in, tôi cùng đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục thống nhất, chỉ đạo giáo viên tận dụng 2 ngách cầu thang xây dựng không gian cho trẻ hoạt động. Ở đây, diện tích tuy nhỏ nhưng mới được nâng cấp xây dựng lại rất khang trang, khuôn viên đẹp. Được sự đồng lòng, đoàn kết của giáo viên, các cô đã rất tận tuỵ, cần mẫn,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_can_bo_giao_v.doc