Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn A trường Mầm non Hoà Bình
2. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc cho trẻ 5 - 6 tuổi lớp mẫu giáo lớn A trường mầm non Hoà Bình, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu”
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Ngọc Tình.
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực Giáo dục Mầm Non.
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ ngày 07/9/2022
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1 Tình trạng của giải pháp đã biết
Năm học 2022 - 2023 được sự phân công của BGH nhà trường tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A (5 - 6 tuổi) Trung Tâm, lớp có 20 cháu trong đó nam 10 trẻ; nữ 10 trẻ. Trẻ dân tộc thái là 19 trẻ chiếm 95%, trẻ dân tộc kinh là 01 trẻ chiếm 5%, trẻ đa số đều là con em dân tộc thái sinh sống giải giác tại các bản Thín, Khá, Mệt, Sai, Bắt Đông - xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc cho trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn A trường Mầm non Hoà Bình
2 giác tại các bản Thín, Khá, Mệt, Sai, Bắt Đông - xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. * Khảo sát trước khi thực hiện biện pháp - Số trẻ được điều tra: 20 trẻ. Đối tượng: Trẻ 5 tuổi, lớp mẫu giáo lớn A trường mầm non Hoà Bình xã Sặp Vạt huyện Yên Châu (Dưới đây là bảng thống kê số liệu sự hứng thú của trẻ 5-6 tuổi lớp mẫu giáo lớn A khi đến lớp và qua các hoạt động tại trường mầm non Hòa Bình) Số Hứng thú, tích Chưa hứng thú, Nội dung lượng cực tích cực Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, bố 20 9 45% 11 55% mẹ và đi vào lớp Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm 20 5 25% 15 75% xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân theo chiều hướng tích cực Trẻ hòa đồng yêu thương bạn 20 7 35% 13 65% bè, cô giáo Trẻ hứng thú tham gia vào các 20 8 40% 12 60% hoạt động * Kết quả: Đa số trẻ chưa hứng thú, tích cực, trẻ còn ngại đến lớp, trẻ chưa dám thể hiện cảm xúc, tính cách của bản thân, trẻ chưa hòa đồng với cô giáo và bạn bè, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động, từ đó tôi đã nghiên cứu và tìm ra giải xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 - 6 tuổi. * Ưu điểm, thuận lợi: - Nhà trường luôn tạo điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất, khuyến khích động viên để cô và trẻ đạt được kết quả tốt nhất. - Lớp học khang trang, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. - Bản thân là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động. Luôn yêu nghề, tâm huyết với công việc, yêu thương gần gũi với trẻ. 4 * Các bước, Quy trình thực hiện giải pháp Một là: Tạo tiếng cười, Tâm thế vui vẻ cho trẻ khi trẻ đến lớp Vậy phải làm gì để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, giải pháp mà tôi áp dụng đó chính là “Tạo tiếng cười, Tâm thế vui vẻ cho trẻ khi trẻ đến lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị. Đầu tiên tôi làm menu chào hỏi để cho trẻ được lựa chọn cách mà trẻ mong muốn được cô đón vào lớp Hình ảnh menu chào hỏi - Trẻ được tự do lựa chọn hình ảnh mà trẻ thích được cô đón vào lớp + Hình ảnh đập tay, bắt tay, cụng tay, ôm: Tùy từng lựa chọn mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ chạm tay vào hình ảnh trẻ yêu thích, cô đứng đón trẻ sẽ đập tay, bắt tay, cụng tay, ôm, với sự lựa chọn của trẻ và cô luôn nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ đón trẻ vào lớp. Lúc đó đứa trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải mái giống như là những người bạn thân thiết với nhau. Kèm theo đó cô khen ngợi trang phục của trẻ, quan tâm hơn đến những điều mới lạ trên cơ thể trẻ để động viên khích lệ trẻ kịp thời Ví dụ: Hôm nay con có kẹp tóc xinh quá, váy ai mua cho con mà đẹp thế, con có ba lô mới à? Nhìn con hômnay xinh quá... 6 một cái đập tay kèm theo một lời khen ngợi tạo cho trẻ đầy năng lượng cho một ngày ở lớp. Hình ảnh trẻ chọn đập tay và được 2 bàn tay cô và trẻ đập vào nhau và nói yeah để đón trẻ vào lớp => “Hạnh phúc không phải là cái gì to tát, cũng không phải là những món quà tặng trẻ, chỉ đơn giản thôi là những cái bắt tay, những cái ôm ấm áp, là những nụ cười yêu thương, những cử thân mật. Mọi hành động trên cơ thể trẻ diễn ra hết sức tự nhiên, qua màn chào hỏi này không chỉ lan tỏa tình yêu của cô giành cho các con mà còn nhắc các con truyền năng lượng niềm vui đến cho cô, góp phần tạo nên lớp học hạnh phúc đầy yêu thương và chính điều ấy khiến cho tôi thêm yêu nghề mến trẻ. 8 xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm nhận như ở nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là đảm bảo từng bữa ăn giấc ngủ để trẻ khỏe mạnh... Cô thường xuyên vệ sinh dụng cụ ăn uống cho trẻ. Cô giáo quan tâm hơn đến những cháu ăn chậm và khó ngủ. Thường xuyên động viên trẻ ăn hết suất và ngủ đủ giấc. Các con được rèn luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động đều thường xuyên, cô giáo đảm bảo giờ nào việc nấy đưa các con vào các hoạt động. Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Tôi luôn chú ý bao quát trẻ khi các con ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường luôn được đảm bảo. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định. Lớp tôi duy trì lịch trực vệ sinh hàng tuần phân công trực nhật cho các con. Cô và các con cùng làm trẻ rất thích thú khi được giúp các cô qua đó các con có thêm kiến thức về kỹ năng sống và vận động linh hoạt hơn. Trong giao tiếp với trẻ tôi luôn nhẹ nhàng, kiên trì lắng nghe và thấu hiểu trẻ tạo cho trẻ sự gần gũi, thân thiện, luôn dành cho trẻ những lời động viên những ánh mắt những nụ cười trìu mến. Khi trẻ làm được việc tốt, làm đúng các yêu cầu của cô, tôi luôn dành cho trẻ sự động viên kịp thời. Tôi hạn chế tối đa sự ức chế căng thẳng với trẻ, khi trẻ chưa thực hiện được các yêu cầu đề ra hay trẻ thiếu tự tin vào bản thân mình, tôi động viên nhẹ nhàng, khích lệ kịp thời “con cố lên, cô tin con sẽ làm được...” Sự gần gũi của tôi dành cho trẻ thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động của trẻ, có khi chỉ dành cho trẻ những ánh nhìn khi trẻ vui đùa với bạn, một cái ôm khi trẻ nhớ mẹ, một cử chỉ vuốt tóc vỗ về nhẹ nhàng khi trẻ chơi một mình hay khi trẻ lẻ loi cũng đã làm cho các con cảm thấy ấm áp, yêu thương hơn và nở những nụ cười hạnh phúc. Và thật sự những lúc đó chính trẻ cũng lại mang niềm hạnh phúc đến cho tôi và tôi càng nhận ra rằng trao cho trẻ những cái ôm thật chặt rồi sẽ có lúc trẻ chạy tới ôm chầm lấy cô, trao cho trẻ niềm vui chúng ta sẽ nhận nụ cười và trao cho trẻ nụ cười chúng ta sẽ nhận tất cả tình yêu. Đó chính là niềm hạnh phúc trong những lớp học hạnh phúc... Bốn là: Khen ngợi, nêu gương hàng ngày với những trẻ ngoan 10 (Cô cho trẻ xem thêm một vài hình ảnh và cho trẻ tự nhận xét) Chương trình “ống kính bé ngoan” đến đây là hết rồi Ngoài những bạn được chương chình “Ống kính bé ngoan” ghi lại còn những bạn nào làm được những việc nào tốt trong tuần vừa qua. Tôi mời 3 - 4 trẻ lên kẻ những việc làm tốt của mình Cô thấy trong tuần qua các con làm được nhiều việc tốt như biết cất dép lên giá dép cho gọn gàng, biết phơi khăn, úp ca cốc giúp cô, biết cất gối khi ngủ đậy, biết chào hỏi người lớn nữa cô khen tất cả các con. Cô cho trẻ nhận xét nêu gương cuối ngày thứ 6 và cho những trẻ nào ngoan lên cắm hoa bé ngoan. Sau đó cô cùng trẻ sẽ tổng hợp bảng hoa bé ngoan xem tuần này bạn nào được nhiều hoa bé ngoan nhất. Bạn nào cắm được 5 bông hoa trong 1 tuần thì sẽ được nhận phiếu bé ngoan có dán hai stiker, 4 bông sẽ được nhận phiếu bé ngoan có dán một stiker, 3 bông sẽ nhận được một phiếu bé ngoan. Khi sử dụng giải pháp khen ngợi, nêu gương này trẻ lớp tôi rất ngoan, lúc nào cũng thi đua nhau để được cắm nhiều hoa, trẻ vô cùng thích thú khi đến lớp, các con cùng nhau giúp cô lau bàn, kê ghếnhìn thấy nụ cười vui vẻ khi đến lớp của trẻ tôi cảm thấy mình thật sự hạnh phúc, vì tôi cũng là một người mẹ, tôi hiểu hơn ai hết bố mẹ mong muốn điều gì ở con mình, có một số phụ huynh chia sẻ, từ ngày đi học năm nay là năm đầu tiên con thích đến lớp và yêu cô Tình nhiều lắm đấy. Hình ảnh trẻ được cắm hoa bé ngoan 12 Công tác xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức, khéo tay, tâm huyết, tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt. Giáo viên phải cố gắng thay đổi bản thân mình để đạt được hạnh phúc và mang đến hạnh phúc cho học trò của mình. Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu trẻ, tìm hiểu kĩ hoàn cảnh và tính cách của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp. Trân trọng và hạnh phúc từ những điều bình dị nhất. ghi nhận sự tiến bộ dù rất nhỏ của trẻ. 7. Những thông tin cần được bảo mật: không 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Lớp học khang trang, sạch sẽ, thoáng mát. + Trẻ có cùng độ tuổi sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, khỏe mạnh. + Cô giáo có trình độ trên chuẩn về chuyên môn, khéo tay, hay làm. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau thời gian 7 tháng áp dụng “giải pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc”. Tôi thấy biện pháp có hiệu quả vô cùng to lớn và ý nghĩa với các cô và trẻ. Trẻ của lớp tôi vô cùng thích thú khi đến lớp, lớp học lúc nào cũng vui vẻ tràn ngập tiếng cười. giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục nâng cao. Nhận thức của phụ huynh đã được chuyển biến một cách tích cực. Phụ huynh quan tâm đến con em mình nhiều hơn, phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên, tích cực ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng sẵn có tại điạ phương ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng sẵn có tại điạ phương Phụ huynh sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên khi ở lớp tổ chức các hoạt động lễ hội, ngoại khoá, lao động... Với bản thân tôi biết lắng nghe, biết quan tâm chia sẻ với đồng nghiệp, với phụ huynh và học sinh những kinh nghiệm giáo dục hiệu quả, không chỉ trong chuyên môn và còn cả trong cuộc sống đời thường 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần đầu * Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_mam_non_han.docx