Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú
Ngôi trường hạnh phúc là từ khóa quen thuộc của ngành giáo dục, là dự án của UNESCO khởi động từ năm 2014. Mục đích của dự án này là thúc đẩy hạnh phúc, sự phát triển toàn diện của người học. Mô hình "Trường học
hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiêu cơ sở giáo dục trên cả nước.
Trường hạnh phúc là nơi mà tình yêu thương giữa thầy và trò, giữa các học sinh, giữa các giáo viên được trân trọng và bồi đắp hàng ngày. Môi trường giáo dục chú trọng giảng dạy không chỉ kiến thức, kỹ năng học sinh còn thiếu mà còn hỗ trợ, tạo điều kiện để trẻ phát huy tối đa tiềm năng, niềm yêu thích và say mê học tập.
Không dừng lại ở đó, thông điệp trường học hạnh phúc còn hướng đến môi trường học tập mở ra cơ hội rèn luyện, nâng cao thể chất, trải nghiệm bầu không khí tích cực, thoải mái khám phá của học sinh. Nơi không tồn tại bạo lực học đường, các hành vi vi phạm đạo đức, không hành xử xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể giáo viên và học sinh.
Thế nhưng từ những mục tiêu mang tính lý tưởng cao đẹp cho đến thực tại là cả một quá trình rất dài và đầy những khó khăn thử thách cần được chính những “ con người” sẵn sàng thay đổi để đạt đến mục tiêu cao cả của Trường học hay lớp học “ hạnh phúc”.
Từ thực tế cho việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” đang diễ n ra và cũng gặp một số khó khăn nhất định.
Sau khoảng 4 tuần giảng dạy ( tháng 10/2023) tôi đã cho tiến hành khảo sát về những thái độ, hành vi thông qua phương pháp quan sát, phỏng vấn và thang đo của các em khi đến lớp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú
còn thiếu mà còn hỗ trợ, tạo điều kiện để trẻ phát huy tối đa tiềm năng, niềm yêu thích và say mê học tập. Không dừng lại ở đó, thông điệp trường học hạnh phúc còn hướng đến môi trường học tập mở ra cơ hội rèn luyện, nâng cao thể chất, trải nghiệm bầu không khí tích cực, thoải mái khám phá của học sinh. Nơi không tồn tại bạo lực học đường, các hành vi vi phạm đạo đức, không hành xử xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể giáo viên và học sinh. Thế nhưng từ những mục tiêu mang tính lý tưởng cao đẹp cho đến thực tại là cả một quá trình rất dài và đầy những khó khăn thử thách cần được chính những “ con người” sẵn sàng thay đổi để đạt đến mục tiêu cao cả của Trường học hay lớp học “ hạnh phúc”. Từ thực tế cho việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” đang diễ n ra và cũng gặp một số khó khăn nhất định. Sau khoảng 4 tuần giảng dạy ( tháng 10/2023) tôi đã cho tiến hành khảo sát về những thái độ, hành vi thông qua phương pháp quan sát, phỏng vấn và thang đo của các em khi đến lớp. Kết qua như sau: Bảng thông kê số liệu khảo sát thái độ hành vi của học sinh tháng 10/2023. Số học Niềm vui đến trường Tham gia các hoạt động Mối quan hệ với bạn bè Mong muốn có lớp học sinh hạnh phúc Rất Bình Không Thường Không Không Thường Không Bị Rât Bình Không vui thường vui xuyên thường tham gia xuyên thường bạn mong thường có mong xuyên giúp đỡ xuyên bè bắt muốn muốn bạn giúp đỡ nạt bạn 38 10 20 8 15 18 5 16 19 3 30 8 0 Tỷ 26,5 52,5 21 39,4 47.5 13,1 42,1 50 7,9 78,9 20,1 0 lệ(%) Nguyên nhân: Căn cứ vào thực tế trên tôi đã tìm ra một số nguyên nhân cơ bản sau: - Cơ sở vật chất nhà trường chưa thật sự đảm bảo để học sinh có thể đáp ứng đầy đủ các hoạt động học và hoạt động vui chơi, giải trí. - Giáo viên chưa có sự thay đổi nhiều về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học hướng đến tạo không khí lớp học “ vui vẻ, hạnh phúc” mà chủ yếu chú trọng phần kiến thức. - Thiếu sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự quan tâm của cha mẹ học sinh. - Tình trạng bạo lực, tai nạn thương tích vẫn còn xảy ra trong nhà trường do một số mâu thuẩn nhỏ, các em chưa biết cách để giải quyết. * Giải pháp 1: Xây dựng lớp học an toàn, thoải mái. - An toàn về không gian học tập : Phòng học sạch sẽ,an toàn. Phòng học thận thiện phù hợp với lứa tuổi học sinh, có không gian xanh. Để đảm bảo các nội dung trên, bản thân thường xuyên kiểm tra bàn, nghế, các tủ kệ trong phòng học, kịp thời tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường để sửa chữa các thiết bị, cơ sở vật chất bị hỏng hay có nguy cơ không an toàn cho các em. Phối hợp với CMHS trang trí cây xanh và trang trí dụng cụ để các em có thể tự vệ sinh lớp học hàng ngày nhằm đảm bảo lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát. -T ạo môi trường học tập an toàn: Nói không với các chất gây nghiện (thuốc lá điện tử). Nói không với đồ ăn, đồ uống không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gây ngộ độc. Kịp thời ngăn ngừa, xử lý những lời nói, hành vi của các em có thể dẫn đến những mâu thuẩn không đáng có, đặc biệt là bạo lực học đường. Hướng dẫn các em cách xử lý khi có mâu thuẩn xảy ra. - An toàn khi tham gia giao thông: Không đi xe máy điện đến trường. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe máy. Không đi xe đạp hàng hai, hàng ba. Các em chăm sóc cây xanh trong phòng học * Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học Để xây dựng lớp học hạnh phúc thì một trong những giải pháp quan trọng cần thực hiện là đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua viên dạy học, giáo viên hướng dẫn các em tiếp thu kiến thức, kỹ năng đồng thời tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh để các em không chỉ học tập mà còn cảm thấy hạnh phúc. của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học.Trong quá trình dạy học trên lớp, tôi thực hiện theo trình tự: - Giúp học sinh nắm được mục tiêu nhiệm vụ học tập; - Tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập; - Khi gặp khó khăn cùng trao đổi với bạn (khi đó nhóm học tập hình thành một cách tự nhiên theo nhu cầu của chính các em) - Các bạn trong nhóm trao đổi bài cho nhau, nói cho nhau kết quả, cách làm của mình. - Báo cáo kết quả học tập trước lớp cho các bạn và cô giáo. - Thực hiện nhiệm vụ học tập mới. Các em tự tin thực hiện nhiệm vụ học tập Trong khi học sinh học, tôi chọn vị trí thích hợp quan sát thái độ, cử chỉ nét mặt để phát hiện em nào gặp khó khăn, kịp thời có biện pháp giúp đỡ. Nếu nhiệm vụ học tập là vấn đề khó với đa số học sinh, giáo viên mới hướng dẫn chung với cả lớp.. - Xây dựng các hoạt động để học sinh tham gia trải nghiệm, khám phá như: trải nghiệm trồng cây, làm vệ sinh, đóng tiểu phẩm, tham gia thời trang, ca hát, làm Muốn xây dựng lớp tự quản, đầu tiên phải lựa chọn qua bình bầu của cả lớp, bồi dưỡng được lớp trưởng xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp, có phong cách chỉ huy và giao tiếp tốt, cùng một số ban cán sự lớp, tổ trưởng gương mẫu có khả năng tổ chức và quan trọng nhất là có tinh thần trách nhiệm cao. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp: * Lớp trưởng: Điều hành quản lý tất cả các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, T ổ chức quản lý lớp thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện của học sinh, động viên, giúp đỡ những học sinh có khó khăn trong học tập và rèn luyện. * Lớp phó học tập: Đôn đốc học sinh đi học đúng giờ, đầy đủ, đảm bảo học tập nghiêm túc. Quản lý thực hiện trực nhật, lao động, và các hoạt động do đội, nhà trường tổ chức. * Các tổ trưởng: Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề nội dung mà lớp đã chọn. Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các thành viên trong tổ. Theo dõi việc học tập, những vi phạm và tổng hợp báo cáo với lớp trưởng cuối tuần. * Các thành viên còn lại: Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự lớp, báo cáo với cô nếu phát hiện cán sự lớp làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, che dấu khuyết điểm bạn khác. Có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành các quy định của nhà trường, của đội, của lớp và chịu sự quản lý điều hành của ban cán sự lớp. Ban cán sự lớp tổ chức 20/10 cho các bạn nữ Giải pháp 2: Yêu thương và tôn trọng T ôi chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, quan tâm, đồng cảm và chia sẻ với các hoàn cảnh của các em, dần dần các em cảm nhận được sự gần gũi, tin tưởng cô giáo và dám thổ lộ tâm sự với cô chủ nhiệm nhiều hơn. Qua đó tôi Các em được thưởng có thành tích trong học tập Mỗi khi có bất kì một điều gì mà học sinh làm tốt, tôi ngay lập tức khen ngợi các em. Dành một hai phút đến bên bàn học sinh động viên, công nhận học sinh. Mỗi khi các em hoàn thành tốt một nhiệm vụ học tập mà cô đưa ra, hoặc có sự tiến bộ trong học tập, có sáng tạo, làm được một việc tốt.... tôi sẽ thưởng cho các em những quyển sổ tay ngộ nghĩnh. Cuối mỗi tuần, những học sinh có nhiều thành tích tốt hoặc có nhều tiến bộ trong học tập, rèn luyện sẽ nhận được thưởng. Các em được tặng phần thưởng khi có sự cố gắng, tiến bộ trong học tập b.3 Thực hiện tốt công tác phối hợp. Công tác phối hợp là một trong những nhiệm vụ của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, để xây dựng lớp học hạnh phúc thì công tác phối hợp này phải được giáo viên chú trọng nhiều hơn nữa. - Đối với giáo viên bộ môn: giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với giáo viên bộ môn trong việc triển khai xây dựng lớp học hạnh phúc. Đây là một việc làm rất cần thiết, giúp cho sự đồng bộ thống nhất trong suy nghĩ cũng như hành động mà mỗi người giáo viên cần thực hiện thông qua quá trình giảng dạy của mình. c) Ưu, nhược, điểm của giải pháp mới: + ưu điểm: - Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi như cơ sở vật chất, phương pháp dạy học... để giáo viên có thể xây dựng “ Lớp học hạnh phúc”. - Cha mẹ học sinh luôn tin tưởng và đồng hành với giáo viên trong mọi hoạt động để góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, hạnh phúc. - Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần gũi, thân thiện và rất cởi mở trong các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp... Học sinh luôn kính trọng, biết lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những điều thầy cô dạy bảo. - Mối quan hệ giữa học sinh trong lớp ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Các em biết yêu thương nhau, tôn trọng, an toàn và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt. Các mâu thuẩn được các em giải quyết ổn thỏa, bằng những tìn bạn đẹp. - Học sinh rất hứng thú, say mê khi đến tiết sinh hoạt lớp. - Lớp luôn tham gia tốt các hoạt động của trường tổ chức. + Hạn chế: - Việc xây dựng lớp học hạnh phúc mất nhiều thời gian để có sự thay đổi và đồng hành của giáo viên bộ môn và cha mẹ học sinh. - Một vài học sinh vẫn quen với cách học cũ, còn thụ động trong các hoạt động. 7. Khả năng áp dụng của giải pháp: Với những nội dung trên, tôi tin rằng việc xây dựng lớp học hạnh phúc sẽ được nhân rộng đến tất cả các lớp học, đến từng giáo viên trong trường giúp trường học trở nên hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường của học sinh và giáo viên đều là một ngày vui. Từ đó thu hút được tinh thần học tập của học sinh, nâng cao được chất lượng giáo dục, được nhân dân và xã hội tin tưởng. Mục tiêu xây dựng trường học thân - Được tập thể sư phạm nhà trường ủng hộ, phối hợp thực hiện. - Giáo viên thường xuyên thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy - học. - Được sự ủng hộ, đồng hành của cha mẹ học sinh trong mọi hoạt động. - Các em học sinh yêu thích đến trường, yêu thương, đoàn kết, chia sẽ, tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp. - Lớp học thật sự trở thành “ lớp học hạnh phúc”, góp phần xây dựng “ trường học hạnh phúc”. 12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) 13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): STT Họ và tên Ngày tháng Nơi công tác Chức danh Trình độ Nội dung năm sinh (hoặc nơi chuyên công việc hỗ thường trú) môn trợ T ôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Tân Hồng, ngày 28 tháng 03 năm 2024 NGƯỜI NỘP ĐƠN Lê Thị Kim Oanh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_ph.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc ở Lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú.pdf