Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mầm non Nhã Lộng
1. Lý do chọn biện pháp.
Bác Hồ đã từng nói “Trẻ em là tương lai của đất nước” một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc. Đối với trẻ hạnh phúc là được sống trong một gia đình vui vẻ, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân, được học tập trong một ngôi trường hạnh phúc. Vậy thế nào là lớp học hạnh phúc với trẻ ?
Lớp học hạnh phúc là nơi trẻ cảm thấy “muốn đến”, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc là lớp học không áp đặt theo khuôn mẫu nhất định mà ở đó giáo viên sẽ định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích, say mê. Lớp học hạnh phúc sẽ giúp trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tự tin khi tới lớp, tích cực hứng thú tham gia các hoạt động và vô tư thể hiện cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách bản thân từ đó biết hòa đồng yêu thương bạn bè, cô giáo. Trẻ có hạnh phúc vui vẻ thì mới có thể tiếp thu được tốt các kiếnthức, kỹ năng mà cô giáo truyền đạt, có như vậy trẻ mới được phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, trí tuệ. Với giáo viên hạnh phúc là được truyền đạt kiến thức, dạy trẻ những lời hay ý đẹp, trẻ chăm ngoan, học giỏi, nghe lời người lớn và đầy tiếng cười và sự thoải mái.
Trên thực tế trẻ lớp Mẫu giáo 3 tuổi B1 do tôi phụ trách khoảng thời gian đầu năm học trẻ không muốn đi học còn sợ sệt, rụt rè, quấy khóc, tâm lý không thoải mái, một số trẻ không hòa đồng với bạn, thường xảy ra xung đột, một số sống khép kín không cởi mở nói chuyện cùng cô và bạn bè trong lớp… Các hoạt động ở trên lớp cũng không hứng thú: Mất tập trung, ủ rũ, mệt mỏi…
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mầm non Nhã Lộng
2 Với mong muốn xây dựng lớp học hạnh phúc, tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để xây dựng lớp học hạnh phúc? Tôi đã mạnh dạn lựa chọn biện pháp:“Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi B1, trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục đích, yêu cầu của biện pháp 2.1. Mục đích của biện pháp Giúp trẻ được vui chơi, học tập trong môi trường lớp học an toàn, tôn trọng và yêu thương, tạo niềm vui cho trẻ đến lớp, tích cực tham gia các hoạt động, giúp trẻ thể hiện được khả năng sáng tạo của bản thân. Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm xây dựng trường mầm non hạnh phúc tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”. Tạo niềm tin yêu giúp phụ huynh yên tâm cho con đến trường. Tạo mối đoàn kết hai chiều giữa cô giáo và cha mẹ trẻ trong việc giáo dục trẻ ở trường cũng như ở nhà để trẻ phát triển toàn diện. 2.2. Yêu cầu biện pháp Trẻ đi học đều, đúng giờ, có thái độ tích cực phối hợp cùng cô giáo trong khi tổ chức hoạt động, bộc lộ khả năng sáng tạo của bản thân khi tham vào gia hoạt động. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động, giáo viên phải biết sử dụng các thủ thuật để lôi cuốn sự chú ý của trẻ, phải tạo ra được động lực để trẻ cố gắng và tích cực. Hình thức tổ chức phải nhẹ nhàng, tạo cho trẻ sự thoải mái, tránh mệt mỏi. Cha mẹ trẻ cần có nhận thức đúng đắn, rõ ràng hơn về công tác giáo dục mầm non,quan tâm đến nhu cầu, đặc điểm tâm lý của trẻ, có sự phối hợp nghiêm túc giữa gia đình, nhà trường và cô giáo. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Đánh giá thực trạng trước khi thực hiện biện pháp Năm học 2023 - 2024 tôi được Cán bộ quản lý nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 3 - 4 tuổi B1, với tổng số lớp là 27 cháu. Trong đó có 16 trẻ nam, 11 trẻ nữ thuộc các xóm: Xóm Nón, xóm Bến, xóm Hanh Tôi đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của lớp mình và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 4 1.4. Nguyên nhân thực trạng Trẻ chưa được trang bị kỹ năng trong giao tiếp, chưa mạnh dạn tự tin thể hiện cảm xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân. Đầu năm học giáo viên chưa nắm bắt được hết đặc điểm tâm lý của từng cá nhân trẻ. Cha mẹ đa phần làm công nhân nên ít có thời gian chia sẻ phối hợp cùng giáo viên trong các hoạt động của lớp. 2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 2.1. Nội dung của biện pháp Đi sâu nghiên cứu tìm ra biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại lớp Mẫu giáo 3 - 4 tuổi B1 nhằm tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ khi đến lớp.Tạo môi trường lớp học sinh động, sáng tạo và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động. 2.2. Cách thức và quá trình thực hiện biện pháp * Nội dung 1: Tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ khi đến lớp Để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, giải pháp mà tôi áp dụng đó chính là “Tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ khi đến lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị. Trước khi vào lớp, tôi để cho trẻ tự mình lựa chọn một cách chào hỏi với cô giáo trong “menu lựa chọn” dán ngay trên cửa lớp. + Hình ảnh bàn tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô sẽ đập tay, bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương. Lúc đó đứa trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải mái giống như là những người bạn thân thiết với nhau. + Hình ảnh trái tim yêu thương: Cô nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm “Chào mừng con đến với lớp học nhé” Chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng và một lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc. + Với hình ảnh nốt nhạc: Cô và trẻ có thể cùng nhau thể hiện những cảm xúc yêu thương cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhảy tùy theo cảm hứng của trẻ mà cô sẽ hưởng ứng theo và đừng quên trao cho trẻ một nụ cười yêu thương khi đó trẻ sẽ cảm thấy rất vui khi đến lớp. (Hình ảnh 1: Menu lựa chọn hình thức chào hỏi) Qua đây ta thấy được “Hạnh phúc không phải là cái gì to tát, không phải là những món quà tặng, chỉ đơn giản là những cái ôm ấm áp, là những nụ cười yêu thương, những cử chỉ thân mật. Đúng với câu nói: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 6 Ở bất kỳ hoạt động nào thì vai trò của giáo viên cũng vô cùng quan trọng. Với giờ ăn – ngủ, có những trẻ rất sợ phải ăn ở trên lớp, giờ ngủ một số bạn khó ngủ hay không ngủ. Nhận thấy đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến thể lực, sự phát triển trí tuệ của trẻ, nên tôi đã chủ động thay đổi phương pháp gây hứng thú, tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc ăn hết suất, giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Trong giờ ngủ đặc biệt tôi hay kể chuyện hay “hát ru” cho trẻ từ đó trẻ cảm nhận được sự ấm áp thân thiện của cô giống như “mẹ hiền” . * Nội dung 3: Kết hợp với phụ huynh trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc Lớp học hạnh phúc là lớp học mà “cô giáo, trẻ, phụ huynh đều được hạnh phúc”. Bố mẹ trẻ cùng thống nhất với cô giáo về cách quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Chính vì vậy, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh thông qua giờ đón và trả trẻ về tình hình sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt học tậpcủa con khi ở lớp để phụ huynh cùng phối hợp tác động nhằm phát huy những mặt tốt và uốn nắn những điểm hạn chế mà trẻ chưa làm được. Luôn tạo tâm thế tích cực để trẻ thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc khi đến lớp. (Hình ảnh 6: Giáo viên trao đổi với phụ huynh về xây dựng lớp học hạnh phúc ) Tôi thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng môi trường hạnh phúc, kêu gọi phụ huynh ủng hộ tạo góc thiên nhiên, góc thư viện cho lớp học để trẻ thỏa sức khám phá, trải nghiệm và làm những gì mình thích. Kết nối với phụ huynh cùng con trải nghiệm trong các ngày hội lễ, các hội thi như: Phụ huynh kết hợp với nhà trường tổ chức tết trung thu cho các con...Từ đó phụ huynh tôn trọng cô giáo, quan tâm đến các nội dung phối hợp với trường lớp, yên tâm tin tưởng khi gửi con đến lớp, nhiệt tình sưu tầm ủng hộ xây dựng lớp học hạnh phúc. (Hình ảnh 7: Phụ huynh kết hợp với nhà trường tổ chức tết trung thu cho trẻ) 3. Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp Qua việc thực hiện biện pháp:“Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi B1, trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. Tôi đã đạt được một số kết quả trong quá trình xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ đến thời điểm hiện tại như sau: 8 PHẦN III: KẾT LUẬN Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi B1, trường Mầm non Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” đã hình thành cho trẻ những mối quan hệ gần gũi yêu thương với trường lớp, với gia đình, bạn bè và xã hội. Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động, trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, thân thiện, cởi mở giúp trẻ chủ động khám phá, trải nghiệm các hoạt động theo nhu cầu, phù hợp độ tuổi, trẻ được học bằng chơi, chơi mà học, được bổ sung, củng cố, rèn luyện các kỹ năng. Khả năng sáng tạo được bộc lộ rõ rệt. Qua đây thấy được xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm rất cần thiết của các nhà trường nhằm tạo ra môi trường học tập mà ở đó “Cô giáo hạnh phúc- trẻ hạnh phúc- phụ huynh hạnh phúc”. Là lớp học được xây nên bởi sự an toàn, tôn trọng và trái tim yêu thương. Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo dục lý tưởng giúp cô giáo và trẻ có cơ hội phát triển toàn diện, phụ huynh yên tâm và được chia sẻ để mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc. Biện pháp của tôi áp dụng rất thiết thực đã đạt kết quả cao. Tôi tin tưởng biện pháp của tôi có thể áp dụng cho trẻ 3 tuổi trong toàn trường và nhân rộng cho trẻ 3 tuổi ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG GIÁO VIÊN HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Chai Dương Thị Hoa 10 Hình ảnh 3: Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có: tăm bông, hột hạt Hình ảnh 4: Góc âm nhạc và góc xây dựng Hình ảnh 5: Trẻ trải nghiệm trực tiếp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_c.docx