Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi lớp C3 trường mầm non Thanh Định

Lý do chọn biện pháp

* Vai trò của biện pháp:

Bác Hồ đã từng khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người.

Trẻ em hôm nay hạnh phúc, thế giới ngày mai sẽ hạnh phúc! Khi trẻ em đang hạnh phúc nghĩa là chúng ta đã mang lại hạnh phúc cho trẻ em. Vậy làm thế nào để mang lại hạnh phúc cho trẻ em đó là trách nhiệm vô cùng lớn lao của mỗi gia đình và xã hội. Với trẻ, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các con cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc, nơi các con được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc. Để có một lớp học hạnh phúc thì cần phải có một ngôi trường hạnh phúc trong ngôi trường ở đó tất cả cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh đều hạnh phúc, các giáo viên phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm tốt, các thành viên luôn đoàn kết yêu thương nhau.

Muốn được như thế trước tiên cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trẻ, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn trẻ hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Đối với các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa.. Một môi trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và dựa trên yêu thương.

pptx 17 trang giangvu 08/05/2024 1090
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi lớp C3 trường mầm non Thanh Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi lớp C3 trường mầm non Thanh Định

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi lớp C3 trường mầm non Thanh Định
 Lý do chọn biện pháp
 * Vai trò của biện pháp:
 Bác Hồ đã từng khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu 
cầu hạnh phúc” Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong 
cuộc đời của mỗi con người. 
 Trẻ em hôm nay hạnh phúc, thế giới ngày mai sẽ hạnh phúc! Khi trẻ em đang hạnh phúc nghĩa là chúng ta đã 
mang lại hạnh phúc cho trẻ em. Vậy làm thế nào để mang lại hạnh phúc cho trẻ em đó là trách nhiệm vô cùng lớn 
lao của mỗi gia đình và xã hội. Với trẻ, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh 
phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các con cần được trưởng thành trong một ngôi 
trường hạnh phúc, nơi các con được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Vì 
thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh 
phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc. Để có một lớp học hạnh phúc thì cần 
phải có một ngôi trường hạnh phúc trong ngôi trường ở đó tất cả cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh đều hạnh 
phúc, các giáo viên phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và phải có 
kĩ năng ứng xử sư phạm tốt, các thành viên luôn đoàn kết yêu thương nhau. 
 Muốn được như thế trước tiên cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử 
tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trẻ, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với phụ huynh. Và điều quan 
trọng nữa muốn trẻ hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Đối với các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến 
trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa.. Một môi trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các 
mối quan hệ được xây dựng và dựa trên yêu thương. Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch tháng, kế 
 hoạch hoạt động hàng ngày phù hợp với trẻ
Biện Pháp: 
Xây dựng 
lớp học 
 Nội dung 2: Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn
hạnh phúc 
cho trẻ 
mẫu giáo 
3-4 tuổi C3 Nội dung 3: Tạo môi trường tâm lý thân thiện, cởi mở và hỗ trợ trẻ
tại trường 
Mầm non 
 Nội dung 4: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt 
Thanh động tại lớp
Định
 Nội dung 5: Phối kết hợp với phụ huynh Nội dung 2: 
 Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn
 Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi bằng học, học bằng chơi. Từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt 
động học. Tôi luôn tạo cho trẻ hứng thú khi đến lớp. Bản thân tôi có suy nghĩ để trẻ được hạnh phúc khi đến lớp. Người đầu 
tiên là giáo viên. Vì giáo viên có hạnh phúc khi truyền đạt thông điệp niềm hạnh phúc đến các con thì các con mới cảm 
thấy hạnh phúc .Đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ, nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể 
cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải 
nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, cởi mở, chủ động hơn 
trong mọi hoạt động. Kích thích tính tích cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định 
và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành 
công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình.
 Môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nên chúng tôi rất chú 
trọng việc xây dựng môi trường cơ sở vật chất và môi trường tinh thần nhằm mang lại một lớp học hạnh phúc. 
 Ngay từ đầu năm học đã tham mưu với nhà trường trang bị bổ sung đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu trang trí lớp. Tuyên 
truyền huy động phụ huynh ủng hộ cây xanh, sách truyện và một số NVL sẵn có phục vụ công tác xây dựng môi trường 
lớp. Sau khi huy động được nguồn lực về cơ sở vật chất nguyên liệu, chúng tôi tiến hành xây dựng môi trường lớp học bố 
trí các góc chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 - 4 tuổi. Trẻ cùng các cô sắp xếp, bố trí đồ dùng đồ chơi lên giá, 
kê bàn ở các vị trí phù hợp....
 Nội dung 3: Tạo môi trường tâm lý thân thiện, cởi mở và hỗ trợ trẻ
 Môi trường thân thiện là môi trường không gian chứa đầy cảm xúc. Trong môi trường này trẻ tham gia nhiều hoạt 
 động khác nhau, rơi vào các tình huống khác nhau, với các mối quan hệ khác nhau, tạo nên các cung bậc cảm xúc đa 
 dạng có bầu không khí thân thiện cởi mở để nhận biết và giúp trẻ vượt qua những khó khăn khi rơi vào các trạng thái 
 cảm xúc tiêu cực cũng như sẵn sàng chia sẻ khi trẻ có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, giúp trẻ tự tin vào bản thân hơn, chủ 
 động hơn, dám thể hiện mình trong mọi hoạt động. Ngoài ra môi trường thân thiện cởi mở cũng giúp cho giáo viên thấy 
 không áp lực, mệt mỏi, tăng hiệu quả công việc, gắn bó với nhà trường.
 Tôi luôn tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân bằng cách trang bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết: biểu diễn, mời sinh 
 nhật, chúc mừng sinh nhật,
 Chúng tôi đã thiết lập thói quen cho các hoạt động nhất định vào thời gian trong ngày của trẻ để trẻ được chủ động 
 trong hoạt động của bản thân.
 Tôi đã xây dựng mối quan hệ tích cực trong lớp học (giữa Giáo viên và trẻ, giữa trẻ với nhau) dựa trên cơ sở tôn 
 trọng trẻ, cho phép trẻ phản hồi, được nói chuyện, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một cách tự nhiên trong các hoạt 
 động. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe bằng sự nhẹ nhàng, ân cần – chu đáo, công bằng và thống nhất trong lời nói và việc 
 làm của mình và không định kiến với trẻ.
 Tôi tạo cho trẻ sự thích thú, thoải mái, vui vẻ, cởi mở bằng nhiều hình thức hoạt động hấp dẫn như kể chuyện 
 vui, sử dụng yếu tố hài hước, dành nhiều sự quan tâm hơn đến trẻ mới đi học. Nhiều trẻ trước đây rất nhút nhát, thậm 
 chí cô hỏi cũng không nói, chỉ lắc đầu và gật đầu thì bây giờ cũng đã mạnh dạn, biết thể hiện mình hơn như cháu : 
 Ngân, Bình, Hằng, nhiều trẻ biết phản hồi, nói chuyện, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một cách tự nhiên trong các hoạt 
 động như cháu: Kim Ngân, Thảo, Quỳnh Nội dung 4: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông 
 qua các hoạt động tại lớp
 Hoạt động học là một trong những hoạt động chủ đạo 
trong một ngày của trẻ ở trường Mầm non. Để trẻ luôn cảm 
thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú trong mỗi hoạt động 
học, thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm 
hiểu và giải quyết vấn đề, động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ 
đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ.
 * Hoạt động tạo hình
 Trước kia với hoạt động tạo hình các cô thường chọn đề 
tài dễ như “ vẽ hoa” “vẽ con thỏ” vừa nhanh vừa sẵn các 
nguyên vật liệu như bút chì, bút màu mà trẻ đã được thực 
hành hàng ngày, những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần trẻ 
sẽ dễ nhàm chán, vì vậy ngay từ đầu năm học khi lập kế 
hoạch họat động tôi luôn tìm tòi, vận dụng những đề tài đổi 
mới, sáng tạo, lựa chọn các nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có 
như: lá cây, hột hạtđể trẻ thỏa sức sáng tạo, có bạn dùng 
hạt đậu xếp thành cánh hoa dùng ống hút hay những cành cây 
khô làm cành hoa, hay có bạn dùng những mẫu giấy màu vụn 
để xé tạo thành lá cây rất đẹp
 Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, nên việc 
cho trẻ được trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện 
tượng qua các giác quan: được sờ, cầm, ngửi, cảm nhận,là 
vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy hứng thú và say mê với việc 
học hơn so với phương pháp truyền thống “cô nói trẻ nghe”. * Hoạt động ăn - ngủ
 Ở bất kì một hoạt động nào thì vai trò của giáo viên cũng vô cùng quan trọng. Với giờ ăn - ngủ, có những trẻ rất sợ giờ ăn ở 
trên lớp, giờ ngủ vẫn còn 1 số bạn khó ngủ hay thậm chí không ngủ.
 Nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể lực sự phát triển trí tuệ của trẻ, nên tôi đã chủ động thay 
đổi phương pháp gây hứng thú tạo không khí vui vẻ trong giờ ăn, trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của việc ăn hết xuất, giúp cơ thể 
phát triển toàn diện.
 Trong giờ ngủ đặc biệt tôi hay kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện, hay mở những bản nhạc nhẹ nhàng dễ ngủ cho trẻ nghe từ đó 
trẻ cảm nhận được sự ấm áp thân thiện cô đem đến cho trẻ. 
 Hạnh phúc không phải là gì to tát cả, hạnh phúc chỉ đơn giản là cô cho trẻ cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương.
 Tôi cho rằng việc xây dựng lớp học hạnh phúc có tác dụng 2 chiều với cả cô và trẻ. “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì 
các giáo viên cũng sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Tôi cảm thấy có động lực, hứng thú hơn với công việc hằng ngày và như 
được tái tạo năng lượng để sáng tạo. Qua gần 2 tháng thời gian nỗ lực thực hiện biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3-4 tuổi C3 tại 
trường Mầm non Thanh Định” tôi nhận thấy một số kết quả nổi bật như sau:
Bảng kết quả so sánh trước và sau khi thực hiện
 Trước khi thực Khi áp dụng biện pháp Dự kiến kết quả đạt 
 Nội dung hiện biện pháp sau hơn 1 tháng được đến cuối năm học
– Trẻ tự tin, vui vẻ, hạnh phúc khi tới
trường, tới lớp. 3/18 trẻ = 22,2% 11/18 trẻ = 61,1% 18/18 trẻ = 100 %
– Trẻ tích cực hứng thú khi tham gia
vào các hoạt động. 6/18 trẻ = 33,3% 12/18 trẻ = 66,6% 17/18 trẻ = 94,4%
– Trẻ thể hiện được các cảm xúc và
tình cảm của mình với mọi người xung 7/18 trẻ = 38,8% 10/18 trẻ = 55,5 % 16/18 trẻ = 89%
quanh
– Trẻ vui vẻ hòa đồng, đoàn kết, hợp
tác với bạn trong mọi hoạt động. 5/18 trẻ = 27,7 11/18 trẻ = 61,1 17/18 = 94% Kết luận
 Trên đây là “ Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi” trong trường mầm non Thanh 
Định”. Mặc dù đã có sự cố gắng song các biện pháp đó cũng không tránh khỏi sự thiếu sót và có những hạn chế. 
Đó là những việc làm thiết thực hàng ngày của tôi trong thời gian từ đầu năm học đến nay mà tôi đã áp dụng để 
giáo dục trẻ góp phần không nhỏ vào việc xây dựng trường, lớp hạnh phúc. Rất mong được sự quan tâm hỗ trợ và 
góp ý của BGH nhà trường . Tôi mong rằng biện pháp của tôi sẽ được áp dụng trong trường mầm non để các lớp 
đều là lớp học hạnh phúc, trường tôi sẽ là trường học hạnh phúc.

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_c.pptx