Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 6
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 11 tháng 3 năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo và chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo hướng tới mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Linh12345@
Để thực hiện được mục tiêu đó thì cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành, đặc biệt trong nhà trường cần phải tạo được một môi trường học tập thân thiện, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về trí tuệ về tình yêu thương, mỗi lớp học là một gia đình nhỏ thực sự hạnh phúc
Như chúng ta đã biết, trong môi trường giáo dục muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cho học sinh thì không thể thiếu vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí rất quan trọng, được ví là người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, những hoạt động chung,… Những lúc như thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí về lớp học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 6
2 hình thành những phẩm chất tốt đẹp cần có. Tôi mạnh dạn tìm cách xây dựng một lớp học hạnh phúc cho các em lớp chủ nhiệm của mình. Chính vì vậy tôi chọn giải pháp “Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 6” II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trẻ đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Để có một trường học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và trẻ. Năm học 2020-2021 Tôi phụ trách là lớp 5 tuổi A4 với 39 trẻ, trẻ ở cùng một độ tuổi nên tôi luôn mong muốn mang lại cho trẻ một môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy trẻ có các kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin năng động, sáng tạo và thể hiện hết khả năng cuả mình trong các hoạt động học, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động vui chơi, đặc biệt là giáo dục trẻ có kỹ năng tự tin vào bản thân. Để thực hiện được mục tiêu đó, 4 - Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin. - Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi - Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ. - Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử.. Một số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh - Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ Thực tế qua khảo sát, đánh giá kết quả của trẻ lớp mẫu giáo 5 tuổi Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2020-2021 tại lớp mình tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 1 : Kết quả thực trạng Mức độ % trên trẻ Tổng Đạt Chưa đạt Nội dung số trẻ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi người. 39 11 28 27 72 Trẻ hiểu quy tắc xã hội, biết thể hiện tình cảm 39 10 25 29 75 yêu thương, chia sẻ, với cô giáo và các bạn Trẻ tham gia các hoạt động tích cực hứng thú, 39 15 38 24 62 yêu thích đến trường , lớp (Bảng 1: Tháng 9/2020) 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn Phối hợp xây dựng môi trường an toàn, đẹp và thân thiện đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho học sinh, nơi đó học sinh được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình giáo dục học sinh. Học sinh được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui 6 Sau khi tìm hiểu tôi xây dựng hồ sơ riêng về học sinh và luôn mang theo mình. Trên cơ sở hiểu rõ từng em tôi sẽ định hướng những cách giáo dục riêng cho từng đối tượng tạo cho các em sự quan tâm, thấu hiểu từ đó các em sẽ tin tưởng vào giáo viên, cảm thấy an tâm, vui vẻ khi đến trường. Hình ảnh : Trẻ chơi các góc 2.3. Biện pháp 3 : Điều chỉnh cách xưng hô từ cô – trò thành mẹ-con. Thường mới lên đầu cấp các em vẫn quen với cách gọi của học sinh mầm non và Tiểu học, học sinh thường xưng “con”, hoặc xưng “cháu”. Qua theo dõi nắm bắt tôi nhận thấy cách xưng hô đó giúp tôi thân thiện, gần gũi với học sinh hơn, các em mến và quấn quýt lấy tôi thậm chí các em gọi tôi như gọi mẹ của mình bằng cái tên thân thương, mang đậm vùng miền núi “ mệ” mỗi khi chỉ mình tôi với học sinh. Trong những lần nói chuyện với các em tôi đã trao đổi với các em về cách xưng hô của tôi thì học sinh đều thích gọi như thế hơn. Khi chỉ có tôi và học sinh chủ nhiệm tôi thường gọi các em bằng những cái tên thân thương mà bố mẹ hay gọi ở nhà: Mèo, Mon, Gấu, Cúnvà thường thêm đuôi cho những cái tên đó như: Mèo con ơi, Mon yêu, Gấu béo điều đó khiến các em rất thích thú và gần gũi với tôi nhiều hơn. Trong khi giao tiếp với học sinh lớp 6 cần chú ý điều chỉnh cách xưng hô cho gần 8 chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những phương pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm. Xây dựng mối quan hệ thân thiện là việc đầu tiên cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường, ban giám hiệu trường tôi là người đứng đầu trong nhà trường sống rất tình cảm, chan hòa, phân công nhiệm vụ rất chu đáo luôn yêu thương, tôn trọng GV. Cô là tấm gương để tôi học tập noi theo và biết cách tự hoàn thiện chính mình. Tôi luôn cởi mở, thân thiện, tạo được mối quan hệ đoàn kết với chị em. Quan tâm chia sẻ, học hỏi với nhau về chuyên môn cũng như gần gũi, giúp đỡ sẻ chia công việc, động viên với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống, để dẫn đến mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu, chia sẻ, tin tưởng, tương thân tương ái, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của người giáo viên. Nghề giáo viên mầm non rất vất vả nhưng bù lại, chúng tôi có rất nhiều niềm vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Đó là niềm hạnh phúc giản dị của chúng tôi. Để lớp học hạnh phúc đối với trẻ mầm non: Trước tiên, giáo viên chúng tôi phải là những người có tâm, luôn coi trẻ như những đứa con của mình. Giáo viên là người mẹ khi chăm sóc trẻ, là người bạn khi học, khi chơi cùng trẻ. Làm được điều đó thì tôi tin chắc chắn,trẻ sẽ rất vui khi được đến lớp. 10 những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ không phải là điều gì to tát, xa vời” tôi đã được nghe câu nói này của một cô trong chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Tôi xác định được ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương hiểu biết lẫn nhau giữa cô và trò, giữa giáo viên với ban giám hiệu, giữa giáo viên với đồng nghiệp thì bản thân chúng tôi cũng phải không ngừng tự tìm tòi, tự bồi dưỡng chuyên môn để ngày càng có nhiều hoạt động tốt để thu hút được trẻ. Tôi tâm đắc của chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”. Khi xem mấy số sau tôi còn không kìm được cảm xúc của mình. Bản thân cô giáo thay đổi, học sinh sẽ thay đổi, bởi cô giáo hạnh phúc trẻ mới hạnh phúc và Lớp học mới “Trở thành một môi trường mang đến hạnh phúc cho trẻ” 2.5. Biện pháp 5: Giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ. Để trẻ sau này trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có đạo đức tốt, biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, trở thành một người con hiếu thảo với cha mẹ, ông bà thì hơn ai hết ở lứa tuổi này sự quan tâm, chia sẽ yêu thương trong môi trường gia đình và lớp học, trường học là vô cùng quan trọng, là nền tảng vững chắc để trẻ trở thành một con người có nhân cách tốt trong tương lai. Trong các hoạt động học tôi luôn tìm tòi những câu truyện, bài thơ có tính giáo dục cao về tình yêu thương, chia sẻ phù hợp với từng chủ đề. Qua đó tôi lồng giáo dục trẻ tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình. Biết yêu thương giúp đỡ những người già yếu, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, biết yêu thương chăm sóc những con vật gần gũi.. Ví dụ : Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái, Bầy chim thiên nga, Bông hoa cúc trắng, Tích chuHay những bài thơ như : Thương ông, Làm anh, Tình bạn Ví dụ: Thông qua họat động âm nhạc tôi dạy trẻ những bài hát thể hiện tình cảm yêu thương như: Cả nhà thương nhau, gia đình nhỏ hạnh phúc to, em yêu cô giáo em, Bà ơi bà, Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên sưu tầm những bài ca dao, đồng dao hay để đọc cho trẻ nghe để lồng giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ một cách nhẹ nhàng, thường xuyên, giúp những tâm hồn ngây thơ của các con nuôi dưỡng những tình cảm quan tâm, chia sẻ đến mọi người. Bằng phương pháp dạy học mới sử dụng giáo án điện tử với các hình ảnh sống động, hấp dẫn gây hứng thú đối với trẻ, kích thích trẻ chủ động khám phá tìm tòi. Giáo
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_c.docx